26. CẢI TRANG – CHUYỂN TIỀN
Những nông dân ở phía nam hồ Động Đình là những người ngang ngược chẳng biết lý lẽ, đã “không chịu nộp tô mà còn muốn đánh người”. Do đó, chúng tôi đành phải tạm thời gát qua kế hoạch thu tô vùng này, để tập trung công sức về Hoành Tân. Nhưng sự tình xảy ra ở thế gian, chẳng hoàn toàn thuận lợi như ý muốn của chính mình. Khi mà chúng tôi càng nôn nóng, thì những nông dân gian xảo ngoài mặt giả bộ thật thà này, lại càng phớt tỉnh xem như không có việc gì. Nếu như bị hối thúc, họ lại nói một vài câu châm biếm, làm cho bạn chịu không nổi phải bỏ đi. Do đó dù chúng tôi tích cực làm việc liên tục một tháng rồi mà kết quả thu được còn cách con số dự trù xa lăn lắc.
Thấy tình hình như thế, nhiều lần tôi đề nghị thầy Tịnh Trì “rút binh về núi”, nhưng lão Bồ Tát này vẫn dùng câu “đợi vài ngày nữa xem sau rồi hẵn hay” mà nán lại mãi, kéo tới kéo lui mãi đến hai tháng mới thu được hơn hai trăm thạch lúa.
Một hôm, chúng tôi chuẩn bị thuê một chiếc thuyền buôn lớn để chuyển số lúa thu về Mộc Độc, thì thầy Tịnh Trì bỗng nhiên nhận được thư hoả tốc của Hoà Thượng Diệu Chân gởi đến. Trong thư viết: “Những ngày gần đây, vùng phụ cận Thái Hồ, bọn thổ phỉ hoành hành rất mạnh, việc thu tô nên kết thúc ngay, và để tránh những việc không hay có thể xảy ra, nên bán toàn bộ số lúa thâu được ngay tại chỗ, rồi mang tiền về chùa gấp, phải nhớ kỹ.”
Chúng tôi chuyền nhau xem lá thư khẩn cấp này xong, nhất thời không biết tính toán như thế nào, có người cho rằng tình hình đáng lo ngại như hiện nay, trong một, hai ngày khó có thể giải quyết xong số lúa này được, cho nên dứt khoát phải gởi toàn bộ lại tại Hoành Tân, rồi mọi người trở về không. Có người dựa vào lý lẽ: “Tướng ngoài mặt trận có thể không theo mệnh Vua”, mà chủ trương vẫn thuê thuyền về Độc Mộc. Còn Thầy Tịnh Trì thì cho rằng tốt nhất nên thực hiện đúng như lời trong thư đã dạy, thầy Tịnh Trì là phó tự ở Linh Nham. Lại vừa là đội trưởng của chúng tôi, cho nên mọi người đều phải vâng theo quyết định này. Vào ngày thứ hai, trong khi chúng tôi đã bán xong 150 thạch lúa và đang trên đường trở về nơi tạm trú, thì thầy Tịnh Trì nói nhỏ với tôi rằng:
Trước khi nhận được thư của Hoà Thượng, tuy tôi cũng đã nhận ra tình hình ở đây rất phức tạp, nhưng không ngờ là đáng sợ như thế!
Có việc gì đáng sợ như thế? Oâng ta đáp:
Vào buổi sáng, trong lúc tôi đến cửa hàng lương thực để thảo luận về giá cả, thì biết được có ai đó đang ở chung quanh theo dõi tôi. Tình hình này, nếu như đợi bán hết số lúa rồi cùng nhau đi thuyền về chùa, nhất định sẽ gặp nguy hiểm!
Như vậy thầy tính sao?
Tôi nghĩ rằng, sáng sớm ngày mai, thầy mặc y phục công nhân, mang số tiền bán lúa hôm nay về chùa trước, và thuật lại tình hình ở đây cho Hoà Thượng biết. Còn chúng tôi, đợi khi bán xong toàn bộ số lúa còn lại, sẽ tìm cách về sau, thầy xem được không?
Tôi nói:
Được thì được, có điều mang trong người một số tiền quá lớn như thế cũng rất nguy hiểm! Đồng thời tôi lại không thông thuộc đường về Linh Nham, nếu chẳng may lạc vào sào huyệt của thổ phỉ, chẳng phải là nguy khốn sao?
Ông ta nói:
Nguy hiểm không phải là không có, nhưng cũng không tồi tệ như thầy nghĩ đâu. Khi thầy ra khỏi Hoàng Tân, đi về hướng Tây Bắc1 đoạn không xa thì đã nhìn thấy Linh Nham rồi. Chỉ cần thầy không đi ngược trở lại, chắc chắn sẽ không lạc vào sào huyệt của bọn thổ phỉ.
Im lặng một lát, ông ta trầm giọng gọi đích danh tôi nói: Thầy Tuấn Sơn này! Vì thường trụ, bất luận như thế nào đi nữa thì thầy cũng phải mạo hiểm một phen! Thành thật mà nói, tôi rất tin tưởng thầy, nhất định thầy sẽ hoàn thành nhiệm vụ gian khó này. (lúc chưa xuất gia thì Thầy Tịnh Trì là một phó quan, cho nên trong lúc nói chuyện vô tình xen vào một vài từ quân sự, và có một khẩu khí của một chỉ huy ban lệnh cho thuộc cấp).
Tục ngữ có câu: “Lão Diêm Vương rất thích đội mũ cao”. Thầy Tịnh Trì đã đem chiếc mũ cao “tin tưởng” nhẹ nhàng đội lên đầu tôi, thì trong lòng tôi dù có một trăm điều không muốn thì cũng không thể chối từ, Được thôi! Làm người mà được mọi người tin tưởng, thì dầu có chết đi cũng đâu có ngán gì? Do đó, tôi liền chấp nhận, không một chút miễn cưỡng.
Sáng sớm ngày thứ hai, vạn vật còn đang say ngủ trong bóng đêm dày đặc, thầy Tịnh Trì đã đánh thức tôi và một vị đồng đạo dậy, trao cho một cái quần công dân cũ đã bạc màu, khi tôi mặc quần xong, ông ta đưa tôi quấn quanh bụng 1 ruột tượng bằng vải xếp đầy tiền giấy và dùng một sợi dây dài, nhỏ hơn buộc chặt, bên ngoài được phủ bởi một áo ngắn rất rộng, rồi khoác thêm một chiếc áo bông cũ dơ bẩn hôi hám, còn vị đồng đạo kia đem đến một đôi giầy cỏ, và vị cư sĩ thì trao cho tôi chiếc mũ bông cũ nhọn đầu của ông ta. Cuối cùng thầy Tịnh Trì đưa một giỏ tre rách không biết lấy từ đâu, bên trong chứa đầy rau xanh và bảo tôi xách lên. Lúc ấy ông ta nói:
Thế mới giống như một bác nhà quê chứ!
Họ mặc tình sắp xếp đã xong, bên ngoài trời vẫn còn tối, theo truyền thuyết đây là lúc Chu Hồng Vũ trộm nồi nấu thịt trâu. Lúc ấy thầy Tịnh Trì vừa kéo tôi ra bên ngoài vừa nói: “Bây giờ lên đường là tốt nhất, đợi trời sáng sẽ không thuận lợi đâu. Cứ như thế, thầy Tịnh Trì bước thấp bước cao tiễn tôi ra Hoành Tân. Sắp chia tay, tôi thấp giọng nói rằng: “Thầy nếu bán xong lúa trở về chùa mà không thấy tôi, thì trăm ngàn lần chớ nghi tôi mang tiền đào tẩu. Đó là tiền đã bị thổ phỉ cướp đi, mạng tôi đã bị thổ phỉ giết rồi, xin thầy chớ quên thỉnh Hoà Thượng cầu siêu cho tôi nhé!”
Ông ta vừa nghe xong trầm ngâm một lát rồi nói:
– Thầy Tuấn! Không thể như thế được, thầy cứ an tâm lên đường, nhất định chúng ta sẽ gặp nhau tại Linh Nham mà! Sau khi chia tay với thầy Tịnh Trì, tôi đi được 4,5 dặm, thì trời mới sáng tỏ. Thời tiết Giang Nam vào đầu hạ lẽ ra là “Hơi ấm làm say người dạo bước”. Nhưng không phải như thế, vì một gã nhà quê y phục lam lũ do một vị Hoà Thượng cải trang thành, tay xách giỏ rách đựng đầy rau xanh, đang bước xiêu bước vẹo trên con đường ruộng vừa hẹp vừa trơn, trong một buổi sáng sớm mờ sương, nên tôi không cảm thấy một tí nào về vẻ đẹp của nó. Lúc ấy đôi giày cỏ đã bị sương thấm ướt, nên tôi có cảm giác như đôi chân đang đạp trên băng, hơi lạnh tê buốt thấu tim, và những làn gió sớm phất vào mặt đau rát như bị dao cắt! Tuy có những thống khổ về thể xác như thế, nhưng không bao lâu đã bị sức nóng và dũng khí đẩy lùi. Bây giờ mỗi lần nghĩ đến tôi vẫn còn cảm giác như có một dòng khí lạnh đang lãng vãng ở đâu đó sâu trong tâm khảm.
Cảm ơn Đức Phật! Bôn ba trải qua 3,4 giờ, lo sợ bâng quơ, cuối cùng rồi cũng không phụ sự gởi gắm của Thầy Tịnh Trì, tôi bình an về đến chùa Linh Nham, giao tiền cho vị phó tự kiêm thủ quỹ.
Nhưng khi về đến chùa, vượt qua khách đường thẳng đến khố phòng, vừa ngẩng mặt lên thì gặp một vị thủ kho, vì không nhận ra tôi nên khi thấy một người bần tiện bùn đất dính đầy thân, vị ấy liền giang tay ra ngăn tôi lại và nói:
– Ông tìm ai?
Tôi vốn đã nóng tính, huống gì sau khi đã trải qua 3,4 giờ đi đường vừa mệt vừa đói, bây giờ lại nghe thấy thế, lửa giận càng bốc thêm, nên nói: “tôi tìm ai mặc kệ tôi!” Vị thủ kho nói: “tôi là thủ kho, sao lại mặc kệ được? Đi ra! Đi ra! Khố phòng là nơi “Người không có phận sự xin miễn vào”.
Đang lúc tôi muốn trêu chọc vị thủ kho, thì đường chủ Nguyên An cũng vừa từ khố phòng bước tới, thấy tôi ông ta cũng trợn mắt nổi nóng. Đến khi tôi lột bỏ mũ cải trang ra chắp tay, thuật lại nguyên do thì ông ta liền cười lớn và nói:
Mô Phật! Mô Phật! Ta tưởng ông là một kẻ điên khùng nào chứ!
27. PHỤC VỤ TẠI KHÁCH ĐƯỜNG
Sau khi tính đếm kỹ số tiền bán 150 thạch lúa giao lại cho vị phó tự xong, tôi liền đến khố phòng mựơn áo tràng mặc vào đến Phương Trượng bái kiến Hoà Thượng trụ trì, theo đó vị Đường chủ Nguyên An thuật lại tình hình cải trang chuyển tiền về chùa của tôi cho hoà thượng biết. Nghe xong Hoà Thượng rất tán dương và bảo, đến tôn khách liêu tạm nghỉ vài ngày, đợi thầy Tịnh Trì cùng những vị khác trở về thì sẽ lên điện đường niệm Phật.
Với nguyên tắc tất cả cần được “tuân lệnh”, nên tôi phải đến tôn khách liêu ngay buổi chiều từ Hoành Tân về chùa. Nói đến tôn khách liêu, khiến tôi nhớ lại những nơi dùng để tiếp đãi khách tạm trú của chùa Linh Nham. Nhân lúc rảnh rỗi chờ nhĩm thầy Tịnh Trì, tôi xin sơ lược trình bày cho độc giả biết về những nơi này:
1. Tôn Khách Liêu: Là một phòng khách bài trí đơn giản, là nơi tạm trú của tăng sĩ và những vị đã đảm nhiệm qua các chức vụ trong Thiền Lâm từ nơi khác đến Linh Nham. Việc uống ăn trà nước đều do nhà khách phục vụ, chẳng cần phải thượng điện hay đi quá đường, đi đứng nằm ngồi được tự do thoải mái; Khi muốn rời khỏi, chỉ cần đến khách đường từ giả mà thôi.
2. Hương Nghiêm Sảnh: Đối diện nơi Tôn Khách Liêu, khung cảnh và cách bài trí ở đây hơn hẳn Tôn Khách Liêu. Trước sảnh đường có ngôi nhà nhỏ, bên trong trang trí lá cây cảnh, từ đây có thể nhìn thấy một vùng núi non, rừng cây hoặc xa hoặc gần cho đến ruộng vườn hay những làn khói bốc lên từ các ngôi nhà trong thôn xóm. Đây là nơi tạm trú cho tín đồ Phật tử ở xa, việc sinh hoạt cũng do khách đường phụ trách. Gặp những lúc cần thiết, Hoà Thượng trụ trì cũng đích thân bồi tiếp.
4/ – Đông Các: Nằm bên trái lầu chuông, là một kiến trúc theo kiểu lối mới, toàn bộ cửa lớn, cửa sổ, bàn ghế, nhà tắm … đều được làm theo kiểu Tây Phương. Vào những lúc trời trong sáng, tựa cửa sổ nhìn xa xa, có thể thấy Hồ Khâu là nơi Sanh Công Thuyết pháp, Thành Tô Châu cho đến chùa Hàn Sơn được nói đến trong thơ của Trương Kế đời Đường. “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự”. Tiếc rằng nơi dễ dàng phát sanh nguồn cảm hứng của tao nhân mặc khách phần lớn bị các bà các cô ở Thượng Hải chiếm cứ mất. Thỉnh thoảng nơi đây cũng có vài văn nhân thi sĩ được mời đến. Họ đến đây ngồi một lát uống vài chung trà hoặc ăn một bữa cơm rồi xuống núi, rất ít người ở lại đêm, việc ăn uống ở đây cũng giống như Hương Quang Sảnh. Những điều vừa nói, chắc hẳn có người không vừa ý, vì đều là khách phải tiếp đãi bình đẳng mà không cần phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Tại sao ở đây lại có sự việc phân chia đẳng cấp như thế? Chẳng lẽ tuỳ theo loại khách mà có “ngồi!, mời ngồi!, xin mời ngồi!, trà!, châm trà!, châm trà thượng hạng!” đã mắc phải căn bệnh “chớp mắt vì thế lợi” rồi sao? Kỳ thật, chẳng phải như thế, vì muốn cho mỗi một người khách cảm thấy an tâm và tự do thoải mái trong sinh hoạt, nên không thể không làm như thế được. Ví như khách là một người quê mùa, đến núi ở lại đêm nếu cho họ ở Hương Quang Sảnh hoặc Đông các dùng lễ thượng khách tiếp đãi họ trước những bức tranh lụa, những cổ vật kỳ lạ, những đồ dùng quý giá, bày biện trang nghiêm, họ sẽ cảm thấy tay chân luống cuống thừa thãi, trong lòng không an ổn, mất tự nhiên ngay. Trái lại khách là người quen sống nơi nhà cao cửa rộng sinh hoạt vật chất sung túc, nếu cho họ ở Tôn Khách Liêu hoặc Hương nghiêm sảnh thì họ sẽ cho rằng bị xem thường. Tôi nói thế chẳng phải bao che cho chùa Linh Nham, cũng chẳng phải đồng tình với cách phân biệt đối xử trên, mà muốn nói rằng trong thời mạt pháp “Y Nhân Bất Y Pháp” này, muốn duy trì đạo tràng đành phải làm như thế mà thôi. Nếu như muốn tất cả cần phải Như pháp, không thái quá cũng không bất cập, thì theo một câu nói ở Đài Loan việc sinh hoạt của người xuất gia hiện nay thật là “Vô Pháp Độ”!
Tôi ở Tôn Khách liêu 3 ngày, thì Thầy Tịnh Trì và các người kia cũng đã từ Hoành Tân bình an trở về. Việc thu tô đã xong, tuy không đạt được yêu cầu mong muốn, nhưng chẳng có việc gì đáng tiếc xảy ra. Hoà Thượng Diệu Chân trụ trì rất hoan hỷ, cho nên vào trưa ngày thứ hai từ khi cả đoàn về đủ. Hoà Thượng đặc biệt bảo nhà trù chuẩn bị một tiệc chay để chiêu đãi 3 tăng 1 tục chúng tôi tại khách đường. Bồi tiếp chúng tôi, ngoài Hoà Thượng còn có 4 vị Đường chủ là Hoá Đông, Liên Nhân, Nguyên An, Bích Lân và Đại Tri Khách là Sư Thể Huyền. Sau khi thọ trai, Hoà Thượng đưa ra một đề nghị, làm cho tôi giật mình choáng váng. Đại khái ngài nói rằng: Việc thu thuế ở Thái Hồ lần này, tuy không đạt được con số dự định, nhưng mọi người đều bình yên trở về, đó là nhờ tam Bảo gia bị, Thiên long hộ trì vậy! Nhất là thầy phó tự Tịnh Trì và các vị trong nhóm, đã vì thường trụ và đại chúng, không sợ nguy hiểm đến tính mạng, chịu gian khổ hơn hai tháng trời mà không một lời than oán. Với tinh thần nhẫn được điều khó nhẫn, làm được những việc tốt khó làm của họ, tôi thành thật tán dương vô cùng hoan hỷ. Để cho các thầy Tịnh Trì, Tuấn Sơn … từ nay về sau có điều kiện thuận lợi vì thường trụ và đại chúng mà phát tâm dõng mãnh hơn nữa, tôi xin thỉnh 3 vị này, 1 vị làm đường chủ, một vị làm tri khách và nột vị làm Tri Sơn. Không biết các vị đường chủ có tán thành chăng?
Các vị sư phụ đường chủ niên cao, đức cả đạo mạo uy nghiêm vừa nghe Hoà thượng nói xong liền trả lời: “Tán thành! Tán thành!”, vị Đường chủ Liên Nhân còn giơ tay cổ vũ nữa. Thấy thế tôi đưa mắt cầu viện thầy Tịnh Trì. Lão Bồ tát (Hoà Thượng trụ trì) tỏ vẻ như đắc ý, ghé miệng vào tai của Đại tri khách thì thầm nhỏ to. Đại Tri Khách thì vừa gật đầu vừa nhìn tôi, chốc chốc lại cười cười không được tự nhiên lắm, còn Tịnh Trì giống như kẻ mù giương cặp mắt lên “Nhìn mà chẳng thấy”, mặc kệ cho tôi lo lắng như thế nào, ông ấy không thèm quan tâm đến.
Bất đắc dĩ, tôi đành phải lấy hết sức mạnh dạn đứng lên, định nêu lý do không thể đảm đương chức vụ tri khách. Nhưng vị trà phòng thật đáng ghét, không sớm hơn hay muộn hơn, bỗng nhiên lại xuất hiện đúng vào lúc đó, chắp tay thưa với Hoà Thượng:
Có một chiếc xe hơi của vị cư sĩ đợi Hoà Thượng ở dưới núi lâu lắm rồi, ông ta nhờø con hỏi xem Hoà Thượng có cần đi Tô Châu không?
Hoà Thượng đáp:
Đi chứ! Đi chứ! Bảo ông ta đợi một tí ta sẽ xuống ngay!
Nói xong, Hoà Thượng đứng dậy, nói với các vị đường chủ rằng:
Sáng nay văn hóa xã gởi thư đến nói là có việc, cần mời tôi đi một chuyến, ngày mai tôi sẽ trở về. Việc bàn giao chức vụ, quyết định ngày mốt sẽ tổ chức nhé! lúc này, Ngài rất vội vã giống như suýt trễ tàu, lắc lư thân hình lùn mập, bước nhanh ra khỏi khách đường, các vị Đường chủ theo đó ai cũng lần lượt trở về Liêu phòng của mình, còn tôi thì đứng đực ra đó, ngơ ngác nhìn theo.
Lão Đồng tham, xin chúc mừng thầy! Thầy Tịnh Trì đến trước mặt tôi nói thế. Nhưng tôi vẫn đứng bất động không nói một lời.
Chúng ta là bạn đồng Liêu, từ nay về sau xin thầy giúp đỡ tôi kha khá nhé! Vị Đại Tri Khách Thể Huyền cũng tấu lên một câu như thế; tôi vẫn đứng bất động, nhưng vì giữ lễ nên đành phải cố gắng mỉm nụ cười méo xệch với ông ta, rồi trở về Tôn khách Liêu.
Về đến Tôn khách Liêu, tôi nghĩ: Linh Nham Sơn là một đạo phong cao vút nổi tiếng gần xa trên đời, còn không thể thành tựu được việc an tâm tu học của mình thoả nguyện đây? Nghĩ đến đó, tôi không ngăn được nỗi sầu bi, hai tay ôm đầu khóc lớn.
Qua ngày thứ hai, Hoà Thượng Diệu Chân Tô Châu trở về thì hôm sau, tại hành lang trai đường có treo 1 tấm bảng Thỉnh chức sự. Trên bảng có viết:
– Thỉnh Tịnh Trì Đại Sư làm Đường chủ.
– Thỉnh Tuấn Sơn Đại Sư thay Tri Khách.
– Thỉnh ………… Đại Sư thay Tri Sơn.
Ngày tháng năm DQ 37
……….Bạch
Như thế, tôi đành phải đến khách đường chùa Linh Nham, để làm một công việc mà tôi không muốn. Ơû khách đường, xưa nay thường có ba vị đảm nhiệm, nhưng sau khi tôi làm việc ở nơi đây được mấy ngày thì 1 vị Quảng Huy đã không từ mà biệt, đến trụ ở am tranh trong núi Khung long, còn một vị tuổi trẻ vì bệnh hoạn, sức khoẻ yếu kém nên cũng đã xin chuyển đi nơi khác. Do đó, công việc ở khách đường vô hình chung dồn hết trên vai tôi và Thể Huyền.
Trước kia, tôi cho rằng chức vụ Tri Khách, chẳng qua cũng chỉ để hỏi han những vị đến xin quải đơn, tiếp đãi khách, hướng dẫn người tham quan những danh thắng chùa Linh Nham mà thôi. Đâu ngờ khi bắt tay vào, thì biết bao công việc phiền toái, dồn dập từ sáng tới chiều, mệt thở không ra hơi. Ví như giải quyết sự tranh chấp của chúng tăng ở ngoại Liêu, sắp xếp việc ăn uống cho khách, bồi tiếp trai chủ cúng đường lễ Phật, phân phối công tác ở trai phòng, cho đến việc xin phép, trả phép, ra ra vào vào các vị trong ban chức sự, đó đều là những vấn đề mà một vị Tri Khách cần phải biết, phải làm. May mắn, sau đó không lâu Hoà Thượng cắt đặt thêm hai vị Tri Khách, nếu không, hẳn tôi sẽ theo gót Quảng Huy “chẳng từ mà biệt” – chuồn là tốt nhất
Nhớ lại một ngày mà:
Tiết Hoàng mai mưa bụi rơi lã nhã.
Cỏ xanh non châu chấu nhảy tung tăng.
Tất cả núi rừng bị bao phủ trong làn mưa phùn mờ đục, làm cho khung cảnh trở nên thanh vắng lạ thường. Ba vị đồng liêu thấy khách đường không có thập phương tín thí vãng lai bèn đến điện đường niệm Phật. Còn phần tôi, vì hôm nay đúng ngày trực, không thể bỏ đi được, nên ngồi kiết già trên chiếc ghế vuông bên cửa nhắm mắt ngưng thần thầm niệm Phật. Đang niệm, bỗng nhiên có tiếng chân người bước từ xa vang đến, từ từ lớn dần, cuối cùng tiến vào khách đường. Tôi từ từ mở mắt, thì trước mắt tôi một quân nhân với khí độ hiên ngang, toàn thân ướt đẫm nước mưa, tay nâng hai bọc giấy. Cung kính đặt trên án thờ Bồ Tát Già Lam mở giấy ra rồi mới giở mũ xuống đặt bên cạnh, kế đó thành khẩn lạy 3 lạy. Khi xoay mình lại thấy tôi, ông ta liền lạy 1 lạy nữa. Tôi vội vã chắp tay đáp lễ rồi hỏi:
Ông từ đâu đến đây?
Ông ta dùng tay gạt mấy giọt nước trên má cũng có thể là nước mắt, hoặc nước mưa) rồi nói:
-Tôi từ Nam Kinh đến đây.
Nói xong, ông ta bưng hai bọc giấy trên án thờ xuống nói với tôi:
– Đây là hai bọc Hồng Đường, một bọc xin cúng dường sư phụ. Một bọc xin cúng dường Hoà Thượng trụ trì ở đây. Tôi nhận qua hai bọc hồng đường rồi chuyển giao lại cho chiêu khách, nhưng vẫn ngồi chỗ cũ.
Sau khi uống trà và nghỉ ngơi khoảng 10 phút, vị quân nhân bèn kể lại câu chuyện Linh cảm của Bồ Tát Quán Thế Aâm, tôi nhắm mắt im lặng ngồi nghe. Ông ta nói:
Vào đêm ……… tháng ………. Năm 1948, đối phương dùng chiến thuật biển người tấn công phủ Khai Phong. Bấy giờ, tuy quân chúng tôi đã triển khai một trận đánh giáp lá cà 1 chống 10 trong xóm, nhưng cuối cùng vì sức yếu thế cô nên bị thương vong nặng nề. Tôi là người phụ trách cơ giới trong đơn vị, đang muốn chỉ huy hơn 10 anh em đồng loạt xông ra chiến đấu, thì ngay lúc ấy, đối phương phóng hoả 4 phía bao vây chúng tôi, lửa cháy rực trời, tiếng khóc la, tiếng hô giết, tiếng súng lớn nhỏ xen nhau tạo thành một thứ âm thanh hỗn loạn, kinh khiếp làm cho chúng tôi tai điếc mắt mờ đầu óc hôn mê không còn khả năng phân biệt Đông, Tây, Nam, Bắc. Trong tình hình cấp bách nguy hiểm như thế, tôi bỗng nhớ đến câu nói của 1 vị pháp sư: “Khi gặp khổ nạn nên niệm Nam Mô Quan Thế Aâm Bồ Tát”, tức thời tôi khuyên tất cả mọi người đồng thanh niệm: “Nam Mô Quan Thế Aâm Bồ Tát”. Ôi! kỳ diệu thay! Sự cảm ứng quả thật không thể nghĩ bàn! Chúng tôi niệm không quá 10 câu, liền thấy trên bức tường đối diện đột nhiên xuất hiện vầng hào quang trắng, trong đó có một vị Bồ Tát vô cùng trang nghiêm đang đứng, tay cầm tịnh bình, gương mặt từ bi miệng mỉm cười, khoảng 2,3 phút sau ánh sáng mờ dần và hình tướng của Ngài cũng theo đó dần dần ẩn mất. Lúc bấy giờ, lửa lại càng cháy mạnh, nhưng không còn những âm thanh hỗn loạn kinh khiếp nữa. Lát sau, từ bên ngoài tiến vào khoảng 30 người, tay cầm súng trường và gắn lưỡi lê, hướng vào ngôi nhà mà chúng tôi đang ẩn nấp, vừa đi vừa hô lớn.
– Bọn kia! Đầu hàng đi! Nếu không chúng tao sẽ giết hết!
Vừa nghe, tưởng bọn họ đã phát hiện ra chúng tôi, nên tôi thấp giọng bảo các anh em rằng mỗi người nên lựu đạn cầm tay, đợi đối phương đến gần, đồng loạt ném ra, khiến cho chúng xương tan thịt nát mới được! Nhưng bọn chết tiệt ấy chỉ ở bên ngoài đi qua đi lại kêu la hò hét, mà không đến gần ngôi nhà của chúng tôi đang ẩn nấp. Kỳ thật ngôi nhà này không có cửa nẻo gì cả, dưới ánh sáng rực và trong khoảng cách không quá 100 mét, lẽ ra phải thấy chúng tôi rất rõ ràng. Nhưng bọn họ giống như một lũ mù, chỉ tụ tập trong viện kêu gọi mấy câu, qua lại mấy vòng, cuối cùng đồng nói: “nơi đây không có người! Nơi đây không có người!” xong, ra hiệu lệnh rút lui. Lúc bấy giờ tôi biết rằng thế thuận lợi của chúng tôi đã qua, nhưng tôi lại nói với tất cả các huynh đệ rằng: “bây giờ chính là lúc chúng ta liều chết để cầu sống đây”. Nói xong, cả mười mấy người cùng vọt ra đồng loạt, ném tất cả số lựu đạn về phía quân địch; một tiếng nổ long trời lở đất, làm cho bọn họ, kẻ chết thì khỏi nói, còn người chưa chết thì cũng mất hồn, không còn tinh thần kháng cự. Liền theo đó, tôi chỉ huy hơn 10 anh em thoát khỏi Khai Phong cải trang luồn lách về Nam Kinh tìm gấp chỉ huy trưởng.
Nói đến đây, vị quân nhân uống mấy ngụm trà, rồi nói tiếp tục:
Cho đên bây giờ, tuy không phải là một Phật tử chính thức, nhưng tôi rất tin theo lý “chúng sanh có một phần thành tâm, thì Bồ Tát sẽ có 10 phần cảm ứng”. Do đó sau khi về đến Nam Kinh, tôi liền tìm đến các chùa viện lễ Phật. Hôm trước một người bạn cho biết rằng ngôi Bảo Sát này do Đại Sư Aán Quang sáng lập, nên tôi thành tâm đến bái phỏng.
Ồng ta kể xong thì tôi biết rằng ông ta là một sĩ quan đáng kính đáng mến. Chẳng đúng sao? Ông ta có thể trong lúc sống chết cận kề mà có thể khuyên bảo mọi người cùng xưng niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Thế Aâm; hành động chẳng phải xuất phát do lòng nhân từ sao? Trong tình huống ấy, biết rằng “thuận lợi đã qua” mà còn quyết tâm “liều chết để cầu sống”, ném quả lựu đạn duy nhất của mình vào đối phương, đó chẳng phải ông ta có lòng dũng cảm sao? Trong lúc hỗn loạn mà có thể đưa đồng đội vượt được vòng vây, đó chẳng phải ông ta vận dụng trí tuệ sao? Không sợ gian nan hướng dẫn anh em luồn lách chạy về được Nam Kinh, trình diện cấp chỉ huy, đó chẳng phải ông ta có lòng trung trinh sao? Một quân nhân có đầy đủ 4 đức: Trí, Nhân, Trung, Dũng như thế, trong lúc thâm tâm chưa an định, lại có thể vượt hàng trăm dặm đến các danh sơn cổ sát cúng đường lễ Phật, thì thật đáng quý biết bao! Do đó, không những tôi đích thân hướng dẫn ông ta đến bái kiến Hoà Thượng Diệu Chân mà còn mời ở lại dùng bửa cơm thịnh soạn.
Vào buổi chiều, khi ông ta tham quan xong và đến khách đường từ biệt tôi, thì mưa đã tạnh, trời đã trong sáng, cảnh trí nôi bật lên trong ráng chiều, vài tia nắng vàng còn sót lại khi mặt trời vừa khuất núi, phản chiếu trên mặt đất, giống như cảnh sắc trong 4 câu thơ của Viên Tử Tài:
Nẳm tứ kiều biên nẳm tứ phong
Bằng lăng do ức đại giang đông
Tây dương phản chiếu đào hoa độ
Liễu như phi lai phiến phiến hồng
“Cách ngăn bao núi bấy sông
Tựa song nhớ mãi Giang đông thuở nào.
Tịch dương chiếu đến Hoa Đào
Liễu xanh tơ thắm gió xao bên dòng.”
Tôi mỉm cười nói với vị quân nhân rằng:
– Cơn mưa Hoàng Mai đã chóng qua rồi, không biết ngày mai trời trong sáng chăng?
Ông ta gật gật đầu và bước nhanh xuống núi.