19 ĐI HỌC CHÙA THIÊN NINH
Buổi chiều hôm thầy Hoả đầu kể chuyện ma, nhân có mấy vị giới huynh nhiệt tâm chiêu đãi, tôi ngủ một đêm yên tĩnh trên lầu Trai đường. Hôm sau thức dậy tôi trở về Nam Kinh ngay, không kịp ăn tiểu thực. Ở Nam Kinh hơn một năm, tôi mới đến Phật học viện chùa Thiên Ninh ở Thường Châu. “Sinh hoạt” một năm trong Phật học viện tôi lại ra đi, nhưng cũng nhờ thế mà tôi thể hội được phương pháp sinh hoạt trong Tăng đoàn. Mặc dù phương pháp đó rất phổ thông, nhưng nếu anh chẳng hiểu, hoặc hiểu mà không biết ứng dụng vào cuộc sống thì anh sẽ có cảm giác như người lữ hành đi trong sa mạc, phía trước không nước, phía sau không thôn làng! Đến Phật học viện, trước tiên tôi muốn cảm tạ Lão hoà thượng Hạc Hiên, nếu không có hoà thượng sách tấn chẳng biết bao giờ tôi mới quyết tâm rời chùa Đông Nhạc! Kế đó tôi muốn cám ơn cư sĩ Vi Phổ Tế, cư sĩ Lâm ở Thường Châu. Nếu chẳng có các vị ấy gới thiệu thì tôi là thằng ngố không phân biệt nổi chữ Lỗ ngư và hợi thỉ, cũng không cách nào đi đến cửa Phật học viện Thiên Ninh được. Nói đến đây cũng có một nhân duyên lạ.
Cuối mùa Thu năm Dân Quốc 35 1946), một hôm Lão hoà Thượng Hạc Hiên ở chùa Kê Minh “dẫn” theo một vị mập mạp từ đầu đến chân đầy cả thịt đến chùa Đông Nhạc tìm tôi. Qua lời giới thiệu tôi mới biết đó là cư sĩ Vi Phổ Tế, đệ tử quy y với Hoà thượng. Theo lời Hoà thượng nói, vì sự tranh chấp đất đai của cư sĩ Lâm nên ông ta đi kiện lên toà án tối cao ở Nam Kinh. Như thế Hòa Thượng dẫn người đó đến tìm tôi có mục đích gì? Té ra Hoà thương muốn nhờ vị này giới thiệu tôi đến học ở chùa Thiên Ninh. Vi Phổ Tế là người Bắc Từ Châu, tính tình rất khẳng khái, vì có một người anh làm việc ở Vô Tích cho nên cư sĩ mới đến ở phương Nam. Về sau chẳng biết ông có thần thông gì mà trở thàmh một danh nhân trong giới Phật giáo, đồng thời ông ta còn có rất nhiều đệ tử quy y (việc này sau khi đến Thiên Ninh tôi mới biết). Chúng tôi đàm đạo chưa đến mười câu mà cư sĩ đã đồng ý giúp tôi ngay (đương nhiên, chủ yếu là nhờ sự quan hệ với Hạc Lão). Cư sĩ nói với tôi: “Hoà thượng tiền nhiệm ở chùa Thiên Ninh là sư phụ của tôi. Vị Hoà thượng hiện trụ trì là bằng hữu. Trong Phật học viện có hai vị pháp sư đều là chỗ quen thuộc, ông cứ yên trí đi! Mọi việc đến hoc ơ chùa Thiên Ninh đều do tôi lo liệu”. Lúc đó, nghe tin này tôi vui mừng không cách gì diễn tả được!.
Quả nhiên vao đầu tháng gêng năm 1947, cư sĩ đến báo tin về việc xin tu học ở Phật học viện đã được tốt đẹp, và ông ấy bảo tôi vào ngày 12 tháng giêng đến Tịnh độ cư sĩ Lâm thôn Thanh Vân, làng Thanh Vân ở Thường Châu tìm ông ấy. Nghỉ ngơi được vài hôm, cư sĩ lại đưa tôi đến Phật học viện chùa Thiên Ninh để ghi tên dự thi. Hoà thượng cũng lộ nét vui mừng khi xem thư của cư sĩ Vi do tôi mang đến. Hoà thượng nói: “tốt lắm! Ơng hãy mau về chùa Đông Nhạc chuẩn bị đến Phật học viện Thiên Ninh sớm ngày nào tôi đỡ lo ngày đó. Nào ề đi! Về thu xếp công việc ngay đi! Trưa ngày 11 tôi sẽ đến Đông Nhạc tiễn ông đi”. Thật xấu hổ! Tôi là người không biết chuyện, gặp người quen sơ sơ còn có thể nói vài câu khách sáo thông thường, còn đến khi gặp người tri kỷ cũng chính là ân nhân của mình mà chẳng thốt ra một lời cám ơn cho phải lẽ! Như Hòa thượng Hạc Hiên là người thật lòng thương mến giúp đỡ tôi, lẽ ra tôi phải nói vài lời cảm ơn Hoà thượng mới phải, thế mà đổi lại không nói được hai tiếng cám ơn, chỉ vội vã trở về chùa Đông Nhạc.
“Vào ngày 12 tháng giêng, sư Tuấn Sơn sẽ đến chùa Thiên Ninh ở Thường Châu”.
Tối hôm tôi tiếp cư sĩ Vi Phổ Tế, thầy Đương gia và mười mấy vị khách tăng ở chùa Đông Nhạc nhận được tin ấy. Tuy họ không có vui mừng như Hoà thượng Hạc Hiên, nhưng họ bàn tính cùng nhau hoặc đặt tiệc tiễn đưa hoặc tặng món quà gì đó làm kỷ niệm. Nhất là thầy Đương gia, sau ngày tôi nhận được thư của cư Vi Phổ Tế hai hôm, ngoài việc xuất tiền chuẩn bị hai bàn Trai soạn thỉnh toàn thể khách tăng đến chùa Nam Nhạc dự tiệc tiễn đưa, lại phải thuê cỗ xe ngựa chở 7 – 8 vị ra ga xe lửa tiễn tôi đi, gồm: Hoà thượng Hạc Hiên, Hải Tú và Pháp sư Nhân Nghĩa – sư huynh của đạo hữu Nhân Hoằng …
Chùa Thiên Ninh ở Thường Châu, mọi người đều biết là Đại đạo tràng trong giới Phật giáo, không những là Tòng Lâm có nhiều tài sản nhất đối với các chùa trong toàn tỉnh Giang Tô, mà nó cũng đứng vào hàng nhất nhì so với các chùa ở Trung Quốc (lời của Pháp sư Đại Tỉnh). Đồng thời Thiên Ninh là chỗ sớm chiều tham học, là lò đào tạo Tăng tài, cho nên có rất nhiều thanh niên Tăng đều cho rằng tu học ở Thiên Ninh là một điều vinh hạnh.Tôi từ Hà Nam đến Giang Nam, vì muốn tham học nếm hết mọi cay đắng, chịu hết mọi tủi nhục, với tâm trạng vừa mừng vừa lo. Vào 16 tháng giêng năm Dân Quốc 36 (1947), tay xách rương mây nhỏ, vai vác hành lý, tôi theo cư sĩ Vi Phổ Tế đến Phật học viện Thiên Ninh.
Vừa đến cửa Phật học viện,tôi đã nhìn thấy những Tăng sinh trẻ tuổi mặc áo nghiêm chỉnh ngồi trên một chiếc ghế vừa dài vừa rộng. Trên bàn mọi người có một tờ giấy màu hồng, mỗi vị cầm một cây bút, đang gãi tai vuốt má đắn đo suy nghĩ. Một vị Pháp sư giám khảo đi qua đi lại trước mặt họ. Khi ấy vị Pháp sư nhìn thấy cư sĩ Vi Phổ Tế và tôi, ông liền thoắt vài bước đến trước mặt cư sĩ. Cư sĩ Vi chắp tay chào. Pháp sư nắm tay cư sĩ cười lớn. Lúc ấy cư sĩ chỉ tôi nói với Pháp sư: “Chú ấy chính là …, xin ngài từ nay về sau chú ý nhiều nhiều …”. Cư sĩ chưa dứt câu, Pháp sư liền nói: “không có chi, không có chi mà! Đại hộ pháp đã giới thiệu còn nói chi nữa!”. Nói xong cư sĩ liền gọi tôi đảnh lễ Pháp sư. Đảnh lễ xong Pháp sư bảo tôi ngồi xuống bên cạnh một vị Tăng sinh, rồi đưa tôi một mảnh giấy màu hồng bảo tôi viết một bài văn với đầu đề: “vì sao muốn đến Phật học viện?” và quy định viết tối thiểu là 300 chữ. Khi nghe Pháp sư bảo viết văn thì trong lòng tôi bồn chồn tự nghĩ: “Mấy năm trước, khi học trường Tư thục, mặc dù có một vài lần viết đoạn văn “Mở đầu”, nhưng chỉ viết ra một mớ “chi hồ giả dã” quá rời rạc. Chẳng những không có mở đầu mà còn lạc đề nữa, kết quả bị thầy mắng cho một trận: “Như Trương Phi kéo xe trật khỏi đời Tam Quốc”. Từ đó về sau thà nộp giấy trắng, tôi không dám viết văn nữa. Giờ đây nếu nộp giấy trắng, chẳng những làm mất mặt cư sĩ Vi, mà dưới mắt soi mói của mọi người mình cũng chẳng ra làm sao cả!” nghĩ đến đây tôi vội móc trong túi áo ra một cây bút chì hiệu ông già mang từ phương Bắc đến, tay trái đặt trên tờ giấy, miệng lẩm nhẩm đọc đề tài: “vì sao muốn đến học ở Phật học viện?”. Đáng thương cho tôi đọc đi đọc lại cả 10 phút mà trong đầu vẫn trống rỗng. Lý do vì sao muốn đến Phật học viện thế?. Cạy cục mãi cũng chẳng ra! Vị Tăng sinh ngồi bên cạnh thấy tôi chỉ đọc mãi mà chẳng chịu viết, miệng lẩm nhẩm không khác gì niệm chú, vị kia bèn nói nhỏ với tôi: “cứ viết đại vài câu cho xong là được rồi. Anh sợ chẳng được lấy vào ư!” khi ấy tôi không để tâm vào ý nghĩa của lời nói trau chuốt kia, thiệt tình nhắm mắt nguệch ngoạc vài câu rồi nộp lên. Sau này nhớ lại lời của vị Tăng sinh hôm nọ tôi mới biết là mình bị nói mỉa. Kỳ thực, không lạ gì tình đời vì tôi vướng phải căn bệnh “thân thế” mà ra.
Cảm tạ lòng từ của các vị Pháp sư, đến ngày thứ hai tôi được nhận vào khoa Tiên tu ở chùa Thiên Ninh. Sau khi vào khoa Tiên tu tôi mới biết Phật học viên phân làm 3 khoa:
Khoa Tiên tu
Học sinh phải tốt nghiệp Tiểu học hoặc là có sức học tương đương. Người muốn tu học khoa Dự Bị phải tốt nghiệp Sơ trung hay có sức học tương đương. Người muốn tu học khoa Chánh Thức phải tốt nghiệp cao trung hay có sức học tương đương. Thời gian tu học ở mỗi khoa là 3 năm. Như thế từ lúc nhập khoa Tiên Tu đến tốt nghiệp khoa Chánh Thức phải mất 9 năm mới có thể hoàn tất. Nhưng thật ra chẳng phải thế!. Người xuất sắc trong học kỳ 1 ở khoa Tiên Tu hoặc khoa Dự Bị, liền được đưa vào khoa Dự Bị hoặc khoa Chánh Thức. Còn người xuất sắc ở khoa Chánh Thức thì chẳng bị giới hạn trong giáo trình đang học mà tự mình có thể nghiên cứu.
Tăng sinh ở mỗi khoa từ 30 đến 40 người, không qui định tuổi tác, nhưng cũng không quá 30 tuổi. Năm đó tôi đến Phật học viện được 26 tuổi (kỳ thực chưa đầy 26 tuổi), thế mà nhiều bạn đồng học gọi tôi là “lão ngố”nhưng chỉ nói sau lưng. May mắn, trong học kỳ 1 ở khoa Tiên Tu tôi được tuyển vào khoa Dự Bị, lúc bấy giờ ít ai gọi tôi là “lão ngố” bởi vì bạn đồng học ở khoa Dự Bị cũng nhiều người lớn tuổi như tôi.
Phần trước là nói tóm lược về chế độ, tiêu chuẩn, tuổi tác của Tăng sinh, sau đây tôi nói cảnh sinh hoạt và các Pháp sư giảng dạy ở Phật học viện Thiên Ni
Phật học viện là một cơ sở giáo dục được xây dựng ở bên phải chùa Thiên Ninh, nhằm bồi dưỡng cho hàng Tăng trẻ. Bên ngoài bức tường của chùa, có con sông bao bọc thành trì ở phía Đông cửa thành Thường Châu. Trên sông ít có thuyền buôn bán qua lại cũng không có thuyền du lịch mà chỉ có con thuyền nho nhỏ đậu ở bến sông. Vậy thì chiếc thuyền ấy của ai?. Chính là phương tiện mà Hoà thượng chùa Thiên Ninh dùng để đi thâu thuế.
Phía trước Phật học viện, gần cửa tam quan chùa là một con đường nhỏ ăn thông từ đây thẳng đến thành Thương Châu. Trên con đường này từ sáng đến tối tiếng mua bán của người này người kia tấp nập không dứt, nhưng cũng không ảnh hưởng đến việc tu học trong chùa và Phật học viện, bởi vì chùa Thiên Ninh rất rộng!. Tầm cỡ rộng lớn của nó đến nỗi những người xuất gia ở Đài Loan thật không thể tưởng tượng nổi. Chẳng luận anh là người gian xảo như thế nào, lần đầu tiên đến chùa Thiên Ninh, nếu không có người hướng dẫn thì chuyện đi ra vào thật không dễ gì khỏi lạc.
Bên trái và mặt sau của Phật học viện cũng đều nằm trong khu vực chùa, nhưng những tiếng động trong chùa không một chút trở ngại cho việc học tập. Có một vài người đi tham quan Phật học viện nói: “khung cảnh học tập trong Phật học viện Thiên Ninh rất lý tưởng”.
Lối kiến trúc Phật học viện là khu lầu bốn gian gộp lại. Lầu dưới có ba gian phòng học dành cho ba khoa: Chánh Thức, Dự Bị và Tiên Tu. Bên trong rộng rãi, đầy đủ ánh sáng. Một gian là trai đường cho các Tăng sinh, cũng có thể dùng vào việc cúng lễ. Bốn gian ở lầu trên, hai gian làm ký túc xá cho Tăng sinh, một gian làm thư viện, còn lại một gian tôi cũng không nhớ rõ nhà trường dùng để làm gì?.
Bốn góc mặt dưới của lầu, mỗi góc có một nhà nhỏ, hai nhà làm liêu của Pháp sư, một cho liêu của Hành đường. Gần bên góc của khoa Tiên Tu là cửa lớn của Phật học viện. Bên ngoài cửa là hành lang để niêm yết thông báo của phòng Giáo vụ, có những tờ bích báo cũng dán ở đó. Bên trong cửa, từ xưa đến nay là phòng học của khoa Tiên tu, bởi vì người ít mà phòng lớn nên lợi dụng phía sau rộng rãi được chọn làm phòng đọc sách.
Mặt trước của ba phòng học và Trai đường có một sân lớn, đó là nơi dành cho Tăng sinh tập thể dục, kinh hành và đi dạo. Ơû bốn góc sân đề có một cây cao, tàn rộng nhưng chẳng lớn,cành lá um tùm của nógiúp cho Học viện thêm màu xanh và không khí trong lành.
Mặt sau của học khoa Chánh thức cũng có một sân nhỏ dành cho Tăng sinh súc miệng, rửa mặt, phơi y, hoặc nấu thuốc, nấu điểm tâm. Tóm lại, lúc đó ngành giáo dục chư Tăng ở các chùa không được coi trọng lắm! Nhưng hoàn cảnh và lối thiết bị ở Phật học viện Thiên Ninh có thể nói là tạm được! Chỉ tội ăn uống rất kham khổ. Có một vài vị Pháp sư dạy học, tư cách khiến cho Tăng sinh chẳng cung kính nổi. Tuy Cổ đức có nói “Ta vì pháp mà đến, chẳng vì hưởng thụ vật chất”. Nhưng số Tăng lo việc hương đăng nói “Mỗi ngày dùng hai bữa có đủ rau xanh, đậu hủ, cơm gạo, thế là quá đủ rồi!”
Nghe tôi nói thế này, người thông minh nhất định phải hoài nghi rằng: “Tài sản ở chùa Thiên Ninh đứng hạng nhất nhì trong toàn Trung Quốc, họ phát tâm nuôi dưỡng Tăng tài mà lẽ nào lại chẳng cấp đủ cho chư Tăng rau xanh,đậu hũ, cơm gạo ư?” Về việc cung cấp rau xanh, đâu hũ cho Tăng sinh thì phải giải thích từng thứ cho rõ ràng, nếu không quý độc giả cho tôi đặt điều nói ngoa. Nói cho đúng lương tâm thì cơm ở chùa Thiên Ninh vẫn tốt hơn nhiều so với cơm ở thời gian kiết giới trên núi Bảo Hoa! Bởi vì thời gian kiết giới ở núi Bảo Hoa, nửa tháng mới được ăn một bữa cơm, còn ở chùa Thiên Ninh thì mỗi ngày đều có dùng cơm và rau xanh (có lúc rau chua), đậu hũ. Tuy chẳng nhiều, nhưng nếu anh có duyên may, hoặc là vị Hành đường đặc biệt quan tâm đến thì buổi trưa trong chén rau (canh thì đúng hơn) của anh cũng sẽ có vài miếng đậu hũ bằng viên kẹo! Nếu như vận xui xẻo thì xin mời anh dùng cơm với canh rau nóng sốt! Nhắc đến chén canh rau, tốt nhất là đem lời của mấy vị đồng học nói chuyện khi nhàn rỗi để chú thích:
Một hôm vị Giáp nói với vị Ất:
“Cứ nghĩ đến món rau dùng bữa trưa thì tôi cảm thấy chán ngấy”
_ Vì sao vậy?
_ Hành đường cho thêm một chén canh rau, tôi bưng lên định uống, bỗng nhiên thấy một con sâu trắng mập nổi lềnh bềnh trên mặt. Vì sợ người bên cạnh ngồi thấy, nên tôi âm thầm lấy đũa vớt bỏ dưới đất rồi quậy quậy trong chén canh, chẳng ngờ lại có 5- 6 con theo chiếc đũa nổi lên nữa.
Ất nghe rồi cười nói:
Việc đó có gì lạ? Trong chén canh của tôi cũng vớt ra một con bọ hung nữa đấy!
Bính phản bác lại:
Việc này của các anh ngàn vạn lần còn thua xa việc của thầy Phó Trụ trì và vị khố phòng kho kia đấy. Họ đều dùng cơm ở trong nhà trù nhỏ, làm sao có thể biết được?
Đinh hỏi:
Thế thì, nó làm lạ ai?
Bính nói:
Ai ư? Chớ chẳng làm lạ cặp mắt bọn Tăng sinh chúng ta ư? Nếu như mọi người giống như thầy rửa rau (thầy ấy mù) thì không còn gì phải nói lầu bầu nữa!
Thiền sinh phía Bắc Giang Nam thường nói hai câu rất vui: “Kim Sơn đích thoái tử, Cao Mân đích hương, Thiên Ninh tự đích bao tử cái tam giang”. (tạm dịch: Cây hương Cao Mân, cặp đùi Kim Sơn, bao tử chùa Thiên Ninh, trùm tam giang).
Nhưng khi tôi đến học ở chùa Thiên Ninh, “Bao tử, trùm tam giang” đã thành danh từ lịch sử khiến nhiều người biết đến, mỗi năm vào mùa Đông, trong ngày Thiền thất, sau thời xả hương, người tham gia đả thất tuy đều được phân chia đến hai “bao tử”, đấy chỉ là bao rau phổ thông mà thôi, so với rau mà hiện giờ những nhà bán rau ở Đài Bắc bán cũng đến thế là cùng. Nhưng gạo thường ngày đại chúng ăn dùng, nói là “Trùm tam giang” lại rất thích hợp. Nhân đây, tôi nghĩ hai câu trên nên sửa lại là: “Kim Sơn đích thoái tử, Cao Mân đích hương, Thiên Ninh tự đích lão mễ cái tam giang”. (tạm dịch: Cây hương Cao Mân, cặp đùi Kim Sơn, gạo cũ chùa Thiên Ninh trùm tam giang). Chẳng biết hiện giờ những vị cựu học Tăng Thiên Ninh ở Đài Loan có thể đưa tay biểu quyết thông qua được hai câu này không?
Vì sao tôi nói: “Thiên Ninh tự đích lão mễ cái tam giang?”. Phần trước, tôi đã nói tài sản của chùa Thiên Ninh đứng hàng nhất nhì ở toàn Trung Quốc. Tài sản đã nhiều như thế, mỗi năm thâu thóc nhiều có thể tưởng tượng thì biết ngay! Nhưng vi thâu vào thì nhiều mà ăn thì ít, do đó lúa thóc thặng dư chất đống như núi. Mặc dù mỗi năm xe thuyền chuyên chở một khối lượng lớn ra bán, nhưng số lúa mà đại chúng ở chùa Thiên Ninh ăn vẫn cũ từ 5 năm đến 10 năm trở lên. Người trong cuộc không biết cũng đặt câu hỏi: “lúa mới thâu để làm chi mà chỉ ăn toàn lúa cũ?” – lúa mới thì bán được, lúa cũ mốc meo chất đống, ai thèm? Đồng thời người quản lý về kinh tế ở chùa nói: “gạo cũ nấu lợi cơm, tuy có vị mốc, nhưng rồi người chẳng tức giận thì tiêu hoá dễ dàng, có chất dinh dưỡng”. Lời nói này chẳng biết có thích hợp về lý luận của dinh dưỡng học hay không, tôi không rành khoa học thường thức này, chẳng tiện phê bình, chỉ có thói quen ăn cơm này rồi từ vị mốc biến thành vị hương đó là sự thật. Ấy có phải là nguyên nhân “khi đói ăn gì cũng được”ư? Không đúng, chính là nhờ sự gia bị của Đức Phật!
Có nghi vấn:
Tài sản của chùa Thiên Ninh tuy nhiều mà sinh hoạt của đại chúng khắc khổ, tiền thừa của họ dùng vào việc gì?.
Về vấn đề này, tôi cũng không tiện phúc đáp. Nếu có rảnh ai đó xin đọc kỹ trang 426 Đạo Tĩnh Pháp Sư Di Trứ sẽ rõ. Nhưng tôi có thể dùng hai câu đơn giản thưa cùng:
Nếu vật phẩm của mười phương Tăng hoặc của thường trụ mà đút vào túi riêng, kết quả rất bi thảm! Nếu chẳng đúng như thế, chính là: “nhân quả sợ Hoà thượng đấy”!
Nói đến Pháp sư chùa Thiên Ninh, có người đích thực làm hết trách nhiệm “truyền đạo dạy dỗ, giải nghi hoặc”. Nhưng đại đa số là những người thuộc loại “Quạ, qua diều”. Tôi nói việc này ra có thể bị người ta cười nhạo: “Cha trộm dê, con làm chứng”. Bởi vì Pháp sư cũng là cha mẹ pháp thân của các Tăng sinh. Nhà Nho cũng nói tương tợ: “Khi cha mẹ có lỗi, phận làm con phải can gián, không nghe thì che dấu lỗi của cha mẹ, chẳng được nói với người ngoài”. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Giáo chủ của chúng ta đã từng dạy cung cách của đệ tử đối với thầy là: “nhìn vào đức hạnh, chẳng nên nhìn đến lỗi lầm, tuỳ thuận chớ chẳng nên trái nghịch”, mà hiện giờ tôi chẳng che giấu, trở lại nhìn lỗi của Sư trưởng, quả thật chẳng là “đại nghịch trái đạo” ư? Nhưng tôi, tôi muốn kêu gọi các Pháp sư đang hoặc sẽ đảm nhận việc giảng dạy trong các Phật học viện, có thể lấy những pháp sư “quạ, qua diều” của chúng tôi thời đó để làm gương. Tôi chẳng muốn mình lầm rồi làm người khác lầm theo, nên làm tay hảo hớn bướng bỉnh, mặc dù bị người chê cười, thậm chí mắng chửi, tôi cũng đem những pháp sư “quạ, qua diều” vơi phương pháp giảng dạy và thái độ của họ đối với Tăng sinh ra sao nói ra đây để mọi người nhận xét.
Làm một vị thầy, từ xưa đến nay không phải chuyện dễ!. Ngoài ngôn giáo ra, thân giáo cũng rất quan trọng, nhất là làm thầy của đám Tăng trẻ, cả hai thứ tuyệt đối không thể thiếu một. Bởi vì, sau khi họ thành tựu học vấn, chẳng thể đem đời sống hỗn tạp giảng dạy vào phổ thông, mà phải có trách nhiệm lớn lao nối gót người trước, mở lối người sau, hoằng đương chánh pháp, lợi lạc quần sanh nữa! Nhưng mà lúc đó, một số vị Pháp sư dạy chúng tôi dường như không chú ý đến điểm này. Khi lên lớp dạy Tăng sinh, họ thích lời mở đầu tràng giang đại hải, không liên quan gì đến môn ông ta đang dạy dỗ, trái lại chỉ tuôn ra những lời bực dọc ‘chửi gà mắng chó”, luôn luôn làm cho những người đồng học như lạc vào năm dặm sương mù, chẳng biết ông ta cốt ý nói thế nào …?. Hết màn tào lao mới chịu mở bài ra viết một hồi. Bảng đen đầy chữ, Pháp sư mới buông sách và phấn xuống, phủi phủi bụi phấn, chắp tay sau lưng đi qua đi lại trên bục giảng, đôi lúc đến trước chỗ Tăng sinh mà nhìn xem … Tăng sinh chép xong khoảng chừng còn 10 phút tan học, ông ấy mới lên bục giảng, chú thích giảng dạy sơ sài phần tầm thường ở trong bài mà tránh đi phần quan trọng. Kế đến rung chuông tan học.
Nếu Pháp sư đến giảng tiết thứ hai vẫn giống tiết thứ nhất thì mới có chuyện buồn cười đáng nói. Anh không muốn thấy tài nghệ giảng bài chẳng ra gì của Pháp sư ư? nhưng ông ta có năng lực “quán cơ” đến kinh người đấy! Ví như khi lên lớp giảng bài tiết thứ hai, Pháp sư đưa ra đề tài trong bài thứ nhất hỏi những Tăng sinh. Đối tượng được hỏi đều là hạng ngu đần, hoặc giả người này không hiểu gì cả, thường thường người bị hỏi không thể đáp được thì đỏ mặt tía tai, miệng lắp bắp nói không ra lời, kết quả rước lấy một tràng cười trong giảng đường. Sau đó giống như người thắng lợi, Pháp sư cười thầm, lại dùng lời lẽ của “mèo khóc chuột già” nói vài câu an ủi giống như chửi cha người kia. Thế làxong một bài giáo khoa!
Hoặc có người nói:
Pháp sư đưa ra vấn đề hỏi những người đần độn cho đến những kẻ không hiểu là đúng. Vì những Tăng sinh này nếu không dùng vấn đề khó để bức ngặt họ, sợ e vĩnh viễn họ cũng không có hy vọng thành công.
Cách nói này rất phải, tôi cũng cảm thông. Nhưng mà dụng ý của các Pháp sư không phải như thế!. Vậy, nĩ ở điểm nào?. Một mực tìm người dốt để khai tâm, đó là thời gian đầu tiết học ví để tránh những Tăng sinh thông minh nhằm chỗ hở mà chen vào nạn vấn. Tôi còn nhớ thời gian học ở khoa Dự Bị, có một vị Pháp sư giảng Luận Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn, vị đi trên bục giảng đang định hỏi một người ngu dốt nào đó, lại bị một học viên thông minh xen vào đứng dậy thỉnh Pháp sư dạy rõ về sự quan hệ và sự không giống nhau của Tâm vương và Tâm sở trong Bách pháp, ngay lúc đó làm vị Pháp sư không nói được, “ngoái nhìn hai bên mà nói chuyện khác”. Từ đó về sau ông ta cố tìm người ngu dốt để mở rộng lòng khoan dung.
Kế đó, là thái độ của những Pháp sư đối xử với Tăng sinh phần nhiều làm ra vẻ màu mè không tự nhiên khiến người đến cảm thấy khó chịu. Nhất là vị chủ nhiệm giáo vụ của chúng tôi. Nét mặt của ông ấy đối xử với Tăng sinh thật giống như bà mẹ ghẻ độc ác đối xử với con chồng, lại cũng giống như vị vua hung bạo đối đãi với thần dân, vừa tàn khốc vừa hiểm độc. Tăng sinh gặp ông ấy điều sợ “né mà không kịp”. Khi ấy mọi người lấy làm lạ: luận về học vấn thì ông ta chẳng bằng Đại viên, Trúc An (còn gọi Trúc Tân) trong khoa Chánh Thức, oai nghi lại thô tháo, chẳng biết do duyên gì trong Viện phê chuẩn ông coi hết cả khoa (Nghi vấn này gần đây được Lão tiền bối giảng dạy nhiều năm trong Phật học viện nói cho mới biết nguyên cớ là ông ta có thân thế nào đó).
Chẳng thế thái độ tiếp đãi Học tăng của vị Chủ nhiệm giáo vụ chúng tôi, chẳng những giống người mẹ ghẻ đối xử với con chồng, bạo chúa đối xử với thần dân, mà còn dùng đến thủ đoạn: “thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết” để hù doạ hoặc áp bức Tăng sinh. Do đó một số bạn đồng học đứng đắn có thái độ bất mãn tác phong của ông ta, nên thường vô tình hoặc cố ý họ lại dùng những lới lẽ xuyên tạc ông. Quả thật thầy Chủ nhiệm giáo vụ hận những người kia biết dường nào. Nhưng những người học viên đứng đắn này có năng lực lại cứng đầu, ông căm hận chỉ để trong lòng chớ không làm gì được họ!
Có một lần, cũng không biết do duyên cớ gì ông bị Đại Viên mắng hai câu: “Ông có gì mà không được? Cái thứ tùm lum đó?” Ông liền chạy một mạch tìm Viện trưởng khóc lóc nói Đại Viên coi thường ông ta ra sao và nhục mạ ông ta như thế nào … nếu Viện trưởng chẳng bắt buộc Đại Viên xin sám hối ông ta trước chúng thì ông ta cuốn gói ra đi … Nhưng Viện trưởng của chúng tôi là người trí, phán xét rõ ràng từng chân tơ kẽ tóc sự việc của Pháp sư vàTăng sinh. Trên mặt của Ngài biểu hiện giống như không nghe không biết, thế mà trong tâm người nào ra sao Ngài đều biết rõ. Kết quả Viện trưởng nói với ông ấy vài câu an ủi, cũng không bắt Đại Viên sám hối. Câu chuyện không vui này rồi cũng qua đi.
Ngoài ra, quan niệm về địa phương của vị Chủ nhiệm giáo vụ cũng sâu đậm khác thường. Ông phân Tăng sinh ra làm bốn hạng: Tiểu đồng hương, đồng hương, đại đồng hương và người phương Bắc. Trong bốn hạng này ông lại phân qua bốn đẳng cấp: Trí, ngu, nghèo, giàu. Sau đó tuỳ theo từng đẳng cấp của học tăng ông ta sử dụng khuôn mặt, ánh mắt, thanh điệu, động tác tiếp đãi mà xử lý thích đáng với họ. Hiện giờ tôi đơn cử một sự thật để mọi người xem quan niệm địa phương của vị Chủ nhiệm giáo vụ chúng tôi đã sâu đậm đến bực nào!.
Phật học viện Thiên Ninh ngoài những giáo sư giảng về Phật học còn thỉnh thêm ba vị giáo sư: Quốc văn, Anh văn và Địa lý. Họ rất phong phú về những kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời phong độ mỗi Học giả uy nghiêm đáng nể nhưng lại ôn hoà. Đó là giáo sư họ Ngô dạy Quốc văn. Tuy lúc đó ông gần cổ lai hy,nhưng tinh thần vẫn đầy đủ phi thường. Mỗi lần lên lớp, ông đều giảng rõ ràng tĩ mỉ từng chữ từng câu không nhất thiết hàm hồ.
Về sự học vấn, tuy ông xuất thân từ “Bát cổ”, nhưng những điều của ông giảng dạy không hề có sáo rỗng. Có lần ông đưa ra một đề tài “Quách Hiếu Tử tìm cha” bảo cả trường cùng làm (Phật học viện tuy có chế độ ba khoa nhưng quốc văn chính là một môn học chung). Mỗi người làm một bài văn. “Quách Hiếu Tử tìm cha”là một câu chuyện trong Nho Lâm Ngoại Sử, thế mà giáo sư họ Ngô tuyển nó vào “Quốc Văn Tập Thuý” do chính ông biên soạn. Bởi vì khi giảng dạy, những bạn đồng học nghe rất thích thú do đó ông đưa ra đề tài này bảo tất cả nhận định về sự hiếu hạnh của Quách Hiếu Tử. Lúc ấy, tôi không biết sự linh cảm từ đâu xuất hiện, trong thời gian quy định để làm bài, tôi viết một mạch hơn 1000 chữ nộp lên, đại ý trong văn nói “Hiếu hạnh của Quách Hiếu Tử là muôn dặm tìm cha, thông thường các hiếu tử đều có thể gắng sức làm được. Nhưng cái điều mà các hiếu tử không đễ thực hiện được, chính là ông tìm được phụ thân đã xuất gia nhưng phụ thân không nhận ông là con mình, thế mà hiếu tử vẫn âm thầm hiếu kính 3 năm”.
Đến ngày phát bài, Ngô giáo sư đứng trên bục giảng hỏi:
Vị nào tên là Chơn Hoa?.
Tôi rất đỗi kinh ngạc vội vàng đứng dậy, trong lòng nghĩ: “Nguy rồi! Nhất định là có lỗi văn chương mà giáo sư muốn nêu lên rồi đây?” Sau khi tôi đứng lên, ông ta nheo mắt nhìn tôi qua cặp kính lão lai, vẫy tay bảo tôi đi lên trước bục giảng. Tôi đến trước bục giảng, ông ta đưa bài cho tôi mà không nói một lời và tiếp tục trả những bài văn khác. Một động tác nhỏ này khiến lòng tôi rất bồn chồn, đồng thời khiến cho toàn thể bạn đồng học rất đỗi kinh ngạc. Bởi vì mấy lần trước, khi phát bài phần nhiều do thầy giáo giao cho trưởng lớp, từ trưởng lớp phát lại cho bạn đồng học theo thứ tự từ khoa Chánh thức đến khoa Dự bị rồi đến khoa Tiền tu. Bỗng nhiên hôm nay trong toàn thể bạn học đường, người được gọi lên thứ nhất là tôi, một người được coi là “Lão ngọng” đương nhiên mọi người cảm thấy có chuyện không bình thường. Vì vậy tôi mới vừa rời khỏi bục giảng, một người bạn giựt lấy bài của tôi, xem rồi lại hô lớn: “Bài văn của Chơn Hoa được 99 điểm”. Chuyền đến người khác làm ầm lên. Bạn đồng học khác như ong vỡ tổ ùa đến người cầm bài, vươn cổ như cổ hươu giành xem. Xem qua một lượt, lại có bạn đồng học lắc đầu lia lịa đọc liên tiếp: “Văn tình tinh mậu, ý cảnh siêu nhân. Văn tình tinh mậu, ý cảnh siêu nhân !”Văn chương tình cảm chứa chan, ý tứ hơn người”.
Nhốn nháo một lúc rồi bài văn mới nằm lại trong tay tôi. Về chỗ ngồi, tôi xem kỹ bài văn được sửa chữa. Đến trang cuối cùng, khi nhìn lại hai số 9 viết theo chữ Ả rập vừa đỏ vùa lớn và lời phê: “Văn tình tinh mậu, ý cảnh siêu nhân”, tôi sung sướng đến rớt nước mắt! Việc biểu hiện này tuy có vẻ là thái quá, nhưng nếu biết được tôi chỉ học hai năm ở trường Tư thục bây giờ tôi tin rằng đọc giả sẽ cảm thông niềm vinh hạnh ấy! Chẳng phải tôi đem giọt lệ quý báu đánh lừa đọc giả, mà mượn nó dẫn vào một câu chuyện chính:
Tôi đương sung sướng và dương dương đắc ý một lần rồi, hai lần tác phẩm được phê là: “Văn tình tinh mậu, ý cảnh siêu nhân” đó, bất chợt ngước lên trông thấy vị chủ nhiệm giáo vụ của chúng tôi đang đứng trước mặt. Ông chăm chú nhìn tôi, với nụ cười trên gương mặt vô hồn. Ngay lúc đó, tôi nhìn trên mặt của ông ta tỏ ra sự chán ghét rõ ràng, nhưng tôi vẫn cố gắng giữ gìn niềm vui sướng đã có, vẫn cúi đầu đọc bài văn của mình mà chẳng một lời thăm hỏi ông ta.
Nhưng hình như chẳng rót một bát nước lạnh trên đầu tôi, vị chủ nhiệm giáo vụ chưa thoả lòng. Ông ta thong thả đi đến trước mặt tôi, cười nhạt rồi hỏi:
Bài văn như thế nào mà vui sướng quá vậy? Đưa tôi xem!
Tôi chỉ còn nước đứng dậy, hai tay đưa bài văn ra. Ông ta đón lấy vừa xem vừa trễ môi dài thậm thượt, trông chẳng ra làm sao cả. Xem xong ông ta ném phạch trên bàn một cái, chắp tay sau lưng nói:
Nếu bài này viết có thể gọi là văn chương, thì người viết văn trong thiên hạ thật xấu hổ chết đi mất! Này tôi nói cho mà biết: Đừng tưởng bở! Nếu chẳng có Vi Phổ Tế giới thiệu thì ông có đủ tư cách đến Phật học viện chăng?. Ông thử nhướng con mắt xem cả Phật học viện có mấy người phương Bắc?” (Ngoài tôi chỉ có một Thụy Quang). Đường đường là vị Chủ nhiệm giáo vụ lại đi nói với Tăng sinh như thế ư? Nhất là mấy câu: “Nếu chẳng có Vi Phổ Tế giới thiệu, ông có đủ tư cách đến Phật học viện ư?. Trong Phật học viện có mấy người là phương Bắc?”.Tôi nghe rồi như mũi tên xuyên vào tim! Giận đến nỗi đứng ngây dại như gà gỗ. Đến chừng lấy lại tinh thần thì chẳng thấy bóng dáng vị Chủ nhiệm giáo vụ đâu nữa. Các bạn đồng học phần lớn đi tản bộ ngoài sân, còn lại mấy vị học viên ở trong phòng nhìn tôi mỗi người một ý, rồi cũng kéo nhau ra khỏi phòng. Tiếng cười tiếng nói ồn ào vui nhộn cả lên!. Còn tôi giống như một tên lính bị thương nặng, lê bước trở về quảng đơn ký túc xá, ngã vật xuống vì đau khổ!