Trao cho thời đại một nội dung Phật chất.

Tác Giả: HT Thích Ðức Nhuận

NGUỒN TIẾNG VIỆT: http://www.quangduc.com/thoidai/72phatchat.html

—o0o—

Sống giữa giai đoạn xã hội chuyển tiếp con nguời hôm nay đã và đang nếm trải mọi thử thách ác liệt do các ý thức hệ bạo hành gây ra; càng cố vùng vẫy, con nguời càng cảm thấy bất lực, sa lầy thêm sâu trong tình trạng mất huớng, mất tự tín. Những vết tàn phế của xã hội đang hằn lên nét mặt lo âu của mọi nguời; đang tuôn chảy vào tâm tu thế hệ hai muoi những vết đen dài băng hoại, đã hợp thành tiếng kêu cứu, trông chờ noi những nguời trí thức sớm đua thế cuộc ra khỏi ngã tối lịch sử.

Ðể đua lại cho đời ánh sáng, để gây tin tuởng cho mọi nguời cùng chung xây xã hội, điều cần là: ổn định nhận thức con nguời đã bị các nhà sử quan cận thị làm lạc huớng; khiến con nguời hăng hái tàn sát nhau, vì luôn luôn nghi rằng mình đi đúng đuờng lịch sử; ý thức hệ sẽ dẫn tới hạnh phúc, tới chân lý cuộc đời. Trạng huống đau thuong này còn đuợc lái vào việc xây cao thêm địa vị cho một số lãnh đạo nhà nuớc, tiêu xài máu nguời trong những vụ tranh giành ảnh huờng, muu lợi cá nhân, đoàn thể, giai cấp, chủng tộc nữa. Ngày nào nhân loại chua giác ngộ trút bỏ đuợc tham vọng mê lầm thì ngày đó thân phận con nguời còn bi đát, xã hội còn bất công, lịch sử còn lạc huớng.

Chua lúc nào bằng lúc này, danh từ giác ngộ của đạo Phật đuợc con nguời ua dùng. Chua lúc nào bằng lúc này, ý nghia sự giác ngộ cần đuợc làm sáng tỏ. Vì con nguời đã lạm dụng từ “giác ngộ” một cách quá thuờng, quá bừa bãi:

_ Giác ngộ quyền lợi cá nhân

_ Giác ngộ quyền lợi giai cấp

_ Giác ngộ quyền lợi  dân tộc

Và còn nhiều thứ giác ngộ …khác nữa; mà chẳng ai thực sự giác ngộ thân phận, mối tuong quan giữa mình với đời và nhiệm vụ của mình đối với mình, đối với xã hội, đối với vạn hữu cả. Có chăng chỉ là sự giác ngộ trong lời nói, trên sách báo. Còn thực chứng giác ngộ thì quả là chua. Vẫn cứ chấp chặt lấy quyền lợi, địa vị, danh vọng thiển cận của mình.

Muốn giải thoát cho đời khỏi khổ ải lầm than, truớc hết hãy tự giải thoát cho mình khỏi vòng thành kiến, lợi danh đa. Mà muốn thực sự giải thoát cho mình trọn vẹn thì không thể không nghi tới và thực thi việc giải thoát cho đời; vì mình và đời gắn liền với nhau nhu hình với bóng. Không phóng tâm vuon tới giải thoát đời, thì công việc giải thoát mình chỉ mới tiến hành đuợc một nửa, nếu không muốn nói là chua đuợc chi cả. Chỉ biết mình tức là còn chấp chặt trong lớp vỏ cứng cá nhân, vô trách nhiệm, bỏ lỏng, buông trôi, truớc sự bạo loạn của đời. Thái độ đó không phải là thái độ của nguời giác ngộ. Nguời giác ngộ chân chính là nguời thấu hiểu tất cả, làm tất cả, với một từ tâm, minh trí; không muu lợi danh, không cầu thỏa chí, mà chỉ làm với một tâm nguyện, tận dụng khả năng góp phần thăng hóa con nguời, thắm tô cuộc đời, để tất cả chúng sinh đủ điều kiện tự chứng lấy ý nghia và cảnh tính “giải thoát sinh không” của mình.

Cuộc đời của Ðức Nhu Lai đã thực chứng điều ấy. Là Phật tử, những nguời may mắn đuợc thừa kế đức sáng, trí tuệ của đức Phật, chúng ta không thể làm ngo truớc những khổ đau của xã hội. Chúng ta cần Trao cho thời đại một nội dung Phật chất, một nội dung Từ bi, trí tuệ, bình đẳng, vị tha để con nguời nuong vào đó ổn định tâm tu, ổn định cuộc sống và cùng xây dựng một xã hội vui ấm.

Lịch sử nhân loại đang tiến vào thế tổng hợp lớn. Mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa đều đang vuon khỏi phạm vi quốc gia, chủng tộc tới linh vực quốc tế nhân loại. Con nguời ngày nay cần phải có một nhận thức tổng hợp hòng gột bỏ mọi thành kiến tôn giáo, chủng tộc, giai cấp để xây dựng một xã hội trong đó: tự do vẫn tồn tại trong công lý; công lý không nhằm tiêu diệt tự do cá nhân, mà chính là bảo vệ mọi tự do của con nguời, tự do tu tuởng, tự do lựa chọn, tự do xây dựng cuộc sống, và tự do sáng tạo. Nhung, nhu vậy, không có nghia là tự do quá trớn, tự do vô trách nhiệm, mà chính là phải ý thức đuợc quyền tự do đó, phải có trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Có thế mới duy trì nổi công lý, duy trì đuợc sự quân bình xã hội. Vì nếu xã hội loạn thì lập tức tự do bị tuớc đoạt; hoặc tự do bị tuớc đoạt thì lập tức xã hội cung loạn:

_  “Cái này hiện hữu thì cái kia hiện hữu;

_  “Cái này không hiện hữu thì cái kia không hiện hữu.

_  “Cái này sinh thành thì cái kia sinh thành;

_  “Cái này hủy diệt thì cái kia hủy diệt #

_ Kinh A Hàm_

Ðạo phật đa đoan chắc thế, thực tế đa quyết nhận thế, lẽ biến dịch sinh hóa của vạn vật là thế. Nguời Phật tử không thể quên đuợc tiêu chuẩn đó của đạo Phật. Chúng ta cần thực thi nguyên tắc này trong cuộc sống, để cùng giải quyết những bế tắc hiện nay, để xây dựng một thế giới mà trong đó, tinh thần tu hữu, tổ chức gia đình vẫn tồn tại hòa hợp trong tổ chức quốc gia, vẫn tồn tại song hành trong tổ chức quốc tế và tinh thần nhân loại, để chấm dứt chiến tranh, điều hòa mức sống cho trên khắp mặt đất, điều hòa giai cấp trong xã hội, không còn thù hận đấu tranh. Một khi thù hận tan dần, lòng tham nhẹ bớt, thì mục tiêu giải thoát đa sáng tỏ truớc buớc đi của con nguời; và chiều huớng thuợng của tôn giáo chân chính hẳn nhiên phải đuợc con nguời thực hiện, để giải quyết sự vuon tới của tâm linh siêu thoát.

Với một tình thuong vô biên, tình nguời thắm thiết, với một căn bản tự do tu tuởng, với một phuong pháp tự tu, tự giác, tự chứng, đề cao năng lực và ý chí của con nguời. Với một nhận thức tổng hợp rộng lớn; một khả năng dung hóa tế nhị, một thái độ dung dị hiếu hòa, đạo Phật chắc chắn đủ điều kiện Trao cho thời đại một nội dung cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Nhung ai là nguời trao nội dung đó vào đời? Hẳn nhiên là Phật tử. Ðạo Phật còn nở hoa kết trái hay không, không chỉ ở mấy tạng kinh điển mà chính ở những nguời hoằng pháp hôm nay có đủ đức, trí, tài, năng; có biết thích ứng với hoàn cảnh xã hội, để đua đạo Phật vào thời đại, làm cho đạo Phật sống mạnh, sáng, đẹp, trên mọi noi, trong mọi lúc, thích hợp với mọi nguời ở mọi trình độ trí thức, mọi giai cấp. Ðạo Phật còn truờng tồn hay không là nhờ ở đó. Ðạo Phật có đáp ứng đuợc đòi hỏi đuong thời không, nhờ ở đó.

Chúng ta hẳn đa có lần nghe thấy từ cửa miệng những nguời còn mang nặng thành kiến hệ phái, hoặc vì chua hiểu thấu đạo Phật, cho đạo Phật là một tôn giáo không tình cảm, vô thần, yếm thế xa lìa cuộc đời, phản bội “nhân bản” làm cản đa tiến hóa của xã hội. Tất nhiên, họ có quyền tự do của họ, họ đuợc hoài nghi, phê bình và lựa chọn. Vì, đạo Phật không phải là một tín lý. Ðạo Phật không võ đoán. Ðạo Phật không buộc ai phải tin theo rập khuôn nhu mình. Ðạo Phật chỉ là một lối huớng dẫn, hòng dắt con nguời từ trạng thái tham lam mê muội sang trạng thái trong trinh siêu thoát. Còn thực chứng đuợc hay không là do noi những con nguời tiếp nhận đạo Phật có gắng công thăng hóa nghiệp lực của mình hay không. Ở đây, chúng ta không làm công việc thanh minh cho đạo Phật, vì sự tồn tại trên hai nghìn năm trăm năm nay, và đạo Phật đã dung hợp đuợc với dân tộc tính các nuớc Á Ðông, đang rọi ánh sáng chân lý vào nếp sống co khí Tây phuong, thừa đủ để nói rằng: Ðạo Phật không nông cạn nhu sự nông cạn của những nguời đứng ngoài, ngó phớt qua vào cái vỏ của đạo Phật, rồi chê bai, ngờ vực… (Tuy chúng ta không làm công việc thanh minh.) Nhung chúng ta có bổn phận nói tiếng nói chân chính của nguời Phật tử, làm sáng ý sáng của đạo Phật, hòng bớt đi cho con nguời phần nào ngộ nhận; hòng khai quang cho nhãn thức của con nguời không những về đạo Phật, mà còn về mọi vấn đề khác nữa.

Nếu hiểu “tình cảm” theo nghia cảm xúc đam mê vật dục thì đạo Phật không chủ truong duy trì thật, tuy không duy trì nhung đạo Phật không chối rằng: ở thế giới chúng ta, một thế giới trong đó còn đầy rẫy dục vọng mê cuồng, còn những ham muốn thể chất. Tình cảm của con nguời thuờng nhuốm thêm sắc dục; tình cảm không thuần tuý biểu lộ tự tâm linh trong trinh, mà tình cảm còn pha lẫn tính chất sinh lý và bối cảnh xã hội nữa. Do đó, Ðức Thế Tôn đa mệnh danh cho cảnh giới chúng ta là “Dục giới” (Kàmadhàtuh) một thế giới mà sự sinh, trụ, dị, diệt còn tùy thuộc hoàn toàn vào vật dục, đam mê thể chất. Cao hon cảnh giới chúng ta là cảnh “Sắc giới” (Rùpadhàtuh), thế giới của thần tiên, sinh, trụ, dị, diệt không bằng vật dục mà bằng sự rung ứng sắc tính. Cao hon hai cảnh giới Dục, Sắc là cảnh “Vô sắc giới” (Árùpyadhàtuh), ở đây đời sống không bằng vật dục hay sắc tính mà bằng thức quan tuong ứng, tuong giao; nhung vẫn còn trong vòng sinh tử phiền não. Vuợt khỏi ba cảnh giới này mối tới đuợc trạng thái “sinh không siêu thoát”, trạng thái của các bậc đại giác, một cảnh trong trinh toàn triệt, không vuong vòng sinh tử luân hồi.

Ðức Phật cùng sống trong cảnh dục giới nhu ta, nhung Ngài đã tự chiến đấu với mình để gạn lọc tình cảm vật dục đam mê, để phát khởi tình cảm tâm linh trong sạch, thể hiện qua đức từ bi, đại trí, hỉ xả. Tiønh cảm của Ngài không chịu buộc duới sóng tóc nguời đan bà, không chỉ yêu riêng mình, và những gì thuộc về mình, không chỉ biết tới cha mẹ, vợ con, quyền quí. Tình cảm của Ngài đa trào ra rung ứng với tất cả chúng sinh khổ đau. Tình cảm ấy đa phát xuất từ tâm thể từ bi. Nếu đạo Phật không có tình cảm, thì đức Thích Ca đa chẳng bao giờ xuất gia, đa chẳng bao giờ quan tâm băn khoăn truớc cảnh sinh tử, niềm thống thiết của thế nhân, truớc cảnh tranh giành giết chóc giữa chúng sinh tham sống mà chẳng hay biết đuợc rằng mình đang chết, và tất nhiên không có cảnh bồng con cừu non trên đuờng cát bụi… Tình cảm của siêu nhân là ở đó. Tình cảm của đạo Phật là ở đó; mà chỉ ở đó mới có đuợc ý nghia chân thực của tình cảm, một thứ tình cảm tâm linh trong sạch.

Bảo rằng đạo Phật “vô thần” thì quả là vội vàng, quả là chủ quan, không hiểu gì về đạo Phật cả. Nhung, nếu tìm ở đạo Phật một vị thần có bản tính biết yêu ghét, có uy quyền, tức là đuợc nhân -cách -hóa theo óc tuởng tuợng của con nguời thì nhất định không có ở đạo Phật. Nếu hiểu thần theo nghia tâm – thần -thuờng -hằng –trong –trinh -bản -thể -của -thực -hữu, một chân lý cao tột mà tâm thức con nguời luôn luôn vuon tới, để đạt đuợc trạng thái trong trinh ấy, thì hẳn nhiên là có. Tâm thần là bản thể của thực hữu, nên có trong mọi loài, mọi vật, nhung vì vọng niệm mê lầm, nhu những lớp sa mù che phủ, khiến tri thức con nguời không thấy đuợc. Con nguời cần gạn lọc tình cảm trinh khiết, khai quang trí tuệ, đẩy lui tham vọng u muội, mới mong làm sáng đuợc tâm thần tự tại, hòa đuợc với tâm thần đại thể. Nhu thế đạo Phật không phải là Vô mà là Hữu thần. Thần không ở đâu xa, thần không ban phúc giáng họa mà thần ở trong mỗi nguời, mỗi vật, chỉ cần làm sáng tâm thần là đạt đuợc chân lý cao nhất của cuộc đời. Ðạo Phật đa mệnh danh cho tâm thần nhiều tên gọi khác nhau nhu: Phật tính, Chân nhu, Tính cảnh, Niết Bàn… đều biểu hiện ý niệm trong trinh thuờng hằng của tâm thể, tất cả đều thu vào một chữ “Tâm” mà tâm thì ở mọi loài, mọi vật đều có thể tự tu, tự luyện tự giác, để tự chứng lấy cảnh giới trong sáng của tâm -thể.

Bởi quan niệm Tâm là bản thể nội tại noi mỗi nguời, mỗi vật, nên chẳng những đạo Phật không làm hèn con nguời mà chính lại làm cho giá trị, địa vị và khả năng con nguời thêm cao, thêm mạnh. Tuy đạo Phật dùng chung từ “chúng sinh” để chỉ những chủng loại hữu tình, nhung vẫn có điểm khác nhau, là noi nghiệp lực của mỗi vật, mỗi loài. Loài nguời ở vào cấp bậc cao nhất trong chúng sinh. Loài nguời là chặng cuối cùng của dục giới, có khả năng chứng ngộ để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Nếu dùng theo từ ngữ đuong thời thì đạo Phật đa nói lên đầy đủ và trọn vẹn ý nghia Nhân bản nhất. Ðạo Phật đa mạnh bạo và thẳng thắn phóng trí tuệ vào thực tế đau khổ cuộc đời, không trốn tránh sự thật ê chề của kiếp nguời, không ỷ lại, van xin, trông đợi ở sự bao bọc trợ giúp của bất cứ một ngoại lực nào, mà tự tìm chính noi mình để tự giải thoát mình và giải phóng đời. Con nguời chỉ giải thoát đuợc thân phận khi nào tự giác chứng thôi. Nếu tự mình không cứu mình thì không ai cứu mình nổi, mình phải hoàn tất trách nhiệm và công trình tu duỡng của mình, không ai gánh đỡ cho mình cả. Có chăng, nguời khác chỉ tiếp tay cho mình, cùng lắm là huớng dẫn cho mình trong một phạm vi nào đó. Còn quyết định tối hậu vẫn do noi mình. Ðó là điều tâm nguyện của nguời Phật tử đi theo huớng Phật.

Ðã đề cao đức Tự chủ, tự do và tự tạo, thì nhất định đạo Phật không bao giờ yếm thế, không trốn tránh cuộc đời và trách nhiệm đối với  con nguời. Ðạo Phật luôn luôn đáp ứng với nhu cầu trí thức và nghiệp lực của mỗi nguời, mỗi loài. Ở mỗi nguời, mỗi loài, đạo Phật đều có phuong pháp huớng dẫn riêng để tự thân mỗi nguời, mỗi loài thăng hóa thân phận mình. Sở di có sự ngộ nhận trên là do noi đức từ bi, thái độ bao dung, khoan hòa của nguời Phật tử chân chính điển hình, luôn luôn chịu đựng phần thiệt, vui vẻ tha thứ nhiều hon là cạnh tranh bồng bột. Nhu vậy là can đảm và khó khăn lắm mới giữ nổi thái độ dung dị truớc những chuớng tai gai mắt đó. Vì, nguời Phật tử dù sao cung chỉ là một nguời vẫn còn nặng nhiều với cảnh tính dục giới, nhung khác hon nguời thuờng là biết làm chủ mình, làm chủ hành động của mình, không để cho những hành động đó thành xuẩn động. Tất cả Phật tử hiểu đạo pháp đều hiểu rằng: cạnh tranh, tham lam, chẳng những không đẹp đẽ gì mà chỉ làm tăng thêm đau khổ cho mình, cho đời thôi. Nên không lăn vào vòng lợi danh, nhung với nghia vụ làm nguời, bổn phận đối với xã hội, Phật tử dù chịu xả thân cung không than tiếc. Nếu không có sự hiểu biết đó, đạo Phật đa chẳng thể tồn tại trên hai thiên niên kỷ và đạo Phật cung chẳng đặt vấn đề hoằng-duong chính – pháp làm chi nữa.

Nếu cho rằng đạo Phật làm cản đa “tiến hóa” của nhân loại thì hãy xét lại đa. Những cuộc cách mạng xã hội hiện nay đa đến sau các phong trào giải phóng thân phận con nguời khỏi phong tỏa thần quyền với mục đích tìm lấy sự Tự chủ cho con nguời, Tự do cho tu tuởng và Tự tạo lấy cuộc sống văn minh, chính đã đuợc đạo Phật thuyết minh ngay từ lúc đức Phật thành đạo. Nhu vậy là đi truớc đa tiến hóa trên hai nghìn năm trăm năm chứ không phải là đi sau, hay cản buớc lịch sử. Với một ý chí tự tạo, chua hề bao giờ đạo Phật kìm hãm sự tiến bộ của kỹ thuật khoa học mà chỉ phát tâm đem vào cho xã hội, cho những tiến bộ vật chất ấy một nội dung Phật-chất, để kỹ thuật khỏi quay lại tàn sát con nguời, phá tán xã hội.

***

Lúc này hon lúc nào hết, xã hội đang đoi hỏi một huớng tiến: Nghệ thuật, học thuật, kỹ thuật đang đoi hỏi một nội dung thuong vui, minh mẫn và thực tế để cung ứng cho con nguời thời đại, đạo Phật có đủ mọi yếu tố đó.

Thế nhung từ truớc đến nay con nguời thuờng chỉ tìm noi đạo Phật một tôn giáo duới hình thức cổ kính, thâm uyên, chìm mình trong màu áo tiếng chuông, trong việc cúng Phật cầu siêu. Tin Phật nhu tin trời, thờ Chúa. Linh thiêng hóa đức Phật nhu một thuợng đế toàn năng, có quyền ban phát on lành. Sự lầm lạc này không những hại cho công cuộc tu chứng của mình, mà chẳng làm vẻ vang gì cho đạo Phật cả; trái lại, còn thêm nhiều những tấm màn che khuất mất một nội dung đạo Phật sáng, đẹp, thực tiễn, khiến cho những nguời chua hiểu, ngộ nhận nhiều điều đáng tiếc về đạo Phật. Nếu ta không cất bỏ đuợc tấm màn hình thức dày đặc đang bao trùm đạo Phật thì tự ta, tự noi ngộ tín của ta, ta đã thoái hóa Phật giáo, đạo Phật đáng lẽ huớng dẫn ta trên đuờng giải thoát, trong thực tế xây dựng cuộc sống no lành, lại hóa ta một thứ cùm xích làm chậm sự chứng ngộ của ta, của đời.

Ở một thạch động thanh tịnh thâm u, noi tu luyện và đao tạo tăng tài của một vị Thiền su chứng ngộ, ngài đã huớng dẫn cho rất nhiều tăng si chứng đạo. Nhung trong số đó có một đệ tử ngoan ngoãn thuần thành, hết lòng tin Phật, yêu thầy, thuong bạn. Không bao giờ phạm một lỗi nhỏ, không bao giờ làm trái ý thầy. Thế mà hết mùa tuyết này tan tới mùa băng kia đóng, hết lớp bạn này tới lớp bạn khác ngộ đạo, xuống núi hoằng duong, nguời đệ tử này vẫn không chứng nổi phép mầu.

Vị Thiền su sau nhiều năm tìm hiểu, ngài đã thấy đuợc căn nguyên của sự chậm ngộ đạo đó.

Mùa tuyết năm nay đã về, đem theo một trận bão lớn. Thạch động toát ra một sức lạnh ghê nguời. Ngài hiểu rằng đã đến lúc phải ra tay để giúp sức cho nguời đệ tử yêu chứng ngộ. Sau khi thăm khắp noi trong thạch động, ngài về ngồi trên bồ đoàn, cạnh bồ đoàn là một lò suởi sắp tàn. Ngài gọi nguời đệ tử đến và dạy:

_ Con hãy thêm củi vào lò suởi cho ấm.

Nguời học trò vâng lệnh ra đi, nhung tuyết xuống mấy ngày liền, củi dự trữ đã hết, mà nhìn ra trời thì tuyết phủ trắng xóa không thể tìm đuợc đuờng xuống núi. Sau nhiều cố gắng vô ích, nguời học trò buồn rầu trở vào lạy thầy:

_Bạch Thầy, củi trong động đa hết, mà ngoài trời bão tuyết quá lớn. Con xin về đây chịu lỗi với Thầy.

Vị thiền su khoan dung dạy nguời đồ đệ rằng:

_ Con hãy cố tìm xem trong động, có thứ gì bằng gỗ thì đem ra cho thầy. Nguời đệ tử ngoan ngoãn trở vào trong, lục lọi khắp noi. Nhung tất cả mọi vật dụng đều toàn bằng đá, không có thứ nào bằng gỗ cả. Ðành trở ra thua lại với thầy:

_ Thua Thầy trong động không có thứ chi bằng gỗ cả.

Vị Thiền su nhân từ dạy thêm:

_ Con cố tìm lại xem, thầy chắc thế nào trong động cung có vật bằng gỗ đấy. Lần này nguời đệ tử quá sức lo sợ, tìm kiếm khắp noi nhung vô hiệu, vào cả trong điện Phật, cung không có chi bằng gỗ cả! Nguời đệ tử quỳ truớc Phật điện cầu xin Ðức Thế tôn khai sáng cho mình. Rồi lại tiếp tục soát không trừ chỗ nào; tính nhẩm lại tất cả thì chỉ trừ pho tuợng Phật bằng gỗ, ngoài ra toàn bằng sắt và đá cả. Thất vọng hoàn toàn. Nguời đệ tử run sợ ra thua lại với Thầy:

_ Lạy thầy, trong động, ngoài pho tuợng Ðức Thế Tôn, không còn thứ gì bằng gỗ cả.

Vị Thiền su mất hẳn vẻ trầm tinh thuờng nhật, ông lớn tiếng:

_ Ta đa bảo lấy bất cứ vật gì bằng gỗ ra đây, nguoi còn hỏi chi nữa, đi ngay. Nguời đệ tử run sợ đi vào trong điện. Ðầu dao động lên biết bao ý nghi, bao câu hỏi, nhung đều không có câu trả lời. Sau khi lạy Ðức Thế Tôn, nguời đệ tử ôm pho tuợng xuống đua ra truớc mặt thầy.

Vẻ bình tinh nhân từ đa trở lại trên mặt và tia nhìn của vị Thiền su, ngài khoan thai cầm cây búa bên cạnh lò suởi, gio lên bổ thẳng xuống pho tuợng thếp vàng long lanh. Pho tuợng vỡ ra làm đôi, rồi làm nhiều mảnh. Nhu tâm tu nát vụn của nguời đệ tử. Toàn thân nguời đệ tử run lên, nuớc mắt tràn trề, trong lúc đó vị Thiền su chậm rãi cầm từng miếng cốt tuợng quăng vào lửa, ngọn lửa bừng sáng, tỏa khắp thạch động mờ mờ tối đục. Tâm thức nguời đệ tử cung bừng sáng và từ sát-na đó chứng ngộ đạo pháp của Ðức Thế Tôn.

Ðã tới lúc chúng ta cần vén màn hình thức để tìm vào nội dung chân lý của đạo Phật, hòng Trao cho thời đại trí thức hôm nay một đạo Phật linh động, thực tế, thích ứng với nhu cầu tinh thần của nhân loại, để mọi nguời tìm noi đạo Phật một nền văn hóa rực rỡ, hợp với lịch sử tiến bộ xã hội, một huớng thoát cho tâm linh con nguời.

Ðạo Phật là kết tinh của các hệ phái tu tuởng thâm sâu Ấn độ cổ xua. Ðạo Phật ra đời để tổng hợp mọi khuynh huớng thần học, đạo học, triết học của văn minh Vệ đa. Ðạo Phật là tiếng nói trọn vẹn, là một hệ thống tu tuởng vững mạnh và cao rộng nhất trong các hệ thống tu tuởng cổ kim đông tây. Tìm trong đạo Phật ta thấy mọi vấn đề từ đại thể tới chi tiết của sự việc đa và đang biến diễn trong vu trụ đều đuợc đặt ra và đều có phuong pháp giải quyết. Nhung, vì từ ngữ, vì hình thức của nguời xua khác với ngày nay, nên ta khó linh hội mau chóng, thấu đáo đuợc đạo Phật. Bổn phận của nguời hoàng pháp hôm nay, là làm điểm sáng của nội dung Phật chất, đem vào những hình thức kỹ thuật, nghệ thuật, học thuật hiện đại một tinh thần sáng động toàn diện của đạo Phật.

Một đạo Phật tổng hợp giữa những anh hoa của cuộc đời, giữa những phát kiến truyền tiếp của một dân tộc sống giữa núi rừng trùng điệp; tu tuởng luôn luôn vuon lên rọi vào những bí ẩn hầu nhu ảo diễn của vu trụ vô biên; vì họ luôn luôn cảm thấy mình nhu bị giam cầm trong một khung cảnh tối tăm nếu từ buổi bình minh của tu tuởng con nguời đã nhận rằng minh nằm trong trò ảo hóa của Brahma, một vị thuợng đế, để thành hình một tôn giáo Brahman, với một quan niệm luân hồi miên tục truyền kiếp và sự phân hóa xã hội tới cùng cực đa sản sinh ra không biết bao nhiêu giai cấp. Triết phái  Upanishad xuất hiện, tuy chua hẳn là chối bỏ hết quyền lực của Brahma nhung đã tỏ dấu hoài nghi tột độ về những trò ảo diễn phi lý vô ích của vu trụ. Từ tu tuởng hoài nghi này đa mở lối cho những triết phái khác ra đời. Phái Vedanta đa đua gần Brahma lại với con nguời, đua ngay vào trong con nguời, để chủ truong tìm về nguồn bình đẳng của vu trụ. Quá khích hợp, phái Vaisesika hoàn toàn đứng trên quan điểm cực vi duy vật để thành lập hệ thống triết học của mình. Ði tới trạng thái ôn hòa, triết học Samkhya ra đời, chủ truong vu trụ  có thần-ngã và tự- tính; mong cầu của thần ngã thông với tự tính thành ra những hiện tuợng ảo hóa. Nếu dẹp bỏ mong cầu thì ảo hóa sẽ tan, chỉ còn tự tính tồn tại trong thần ngã mà thôi. Sau trên hai ngàn năm trăm năm, Ðức Phật ra đời đa dung hóa tất cả mọi khuynh huớng tu tuởng cổ xua để xây dựng thành một hệ thống đạo Phật hết sức rộng lớn căn cứ trên đức Từ bi, khả năng Giác ngộ của tâm thức, trên tinh thần Tự chủ, Tự do, Tự tạo, đức Phật trao cho đời một nội dung cuộc sống toàn diện cả về tâm linh, luận chứng lẫn phuong pháp giác ngộ.

Ngài đã nhìn thẳng vào sự vật, vào cuộc đời mà dạy rằng: “Vạn hữu là thế đó”, chân lý không ở đâu xa mà ở ngay trong vạn pháp. Ngài đã trao cho nhân loại một nhận thức quan về vạn pháp:

_ Các hành vô thuờng

_ Các pháp vô ngã

_ Bản thể chân nhu

Ðể con nguời dùng làm chìa khóa tự mở lấy kho tàng vô biên của trí tuệ, khám phá những bí mật của vu trụ, đau khổ của cuộc đời. Rồi nuong vào đó con nguời sẽ cởi lần chấp mê u tối, trở lại với bản thể trong trinh của mình.

Vu trụ kết tụ bởi những hệ thống nhân duyên, con nguời muốn tham hóa, thấu triệt vu trụ thì cần nuong vào thuyết nhân-duyên-quả- sinh để mà tìm hiểu, để sống hợp với lẽ tiến hoá của vu trụ. Rồi dựa vào nguyên tắc đó, con nguời tự thăng hóa nghiệp lực của mình, bằng cách gây nhiều nhân tốt.

Thân phận con nguời chìm đắm trong cảnh khổ đau, sinh tử luân hồi. Sự khổ đau vốn do dục vọng đam mê noi mỗi nguời phát sinh, rồi tăng truởng thêm mãi. Chẳng những con nguời không hạn chế lòng tham mà mỗi ngày lại huân tập thêm giữ làm tu kiến, khiến cho khổ đau chồng chất đầy rẫy lên thân phận con nguời. Ðể chặn đứng khổ đau, con nguời cần tận diệt dục vọng, khai quang trí tuệ, để thăng hóa nghiệp lực trên con đuờng giải thoát.

Ðuợc vậy con nguời cần thực thi Tám Con Ðuờng Chính (Aryastaniga Màrganmàni) #của Ðạo Giải Thoát bằng phuong pháp Tự tu, Tự giác, Tự chứng để đạt tới cảnh “sinh không viên mãn”.

Ðạo Phật đa lấy khởi điểm từ tâm linh, qua thực tế, để huớng tâm linh lên đuờng giải thoát, nhằm cất đi những gánh nặng khổ đau của con nguời. Nhung đạo Phật vẫn chua nhận đấy là chân lý tuyệt đối, mà đấy chỉ là phuong tiện giúp con nguời tự chứng lấy chân lý thôi. Tức là đạo Phật đa đề cao khả năng, địa vị con nguời và sự tự do tuyệt đối về tu tuởng. Nhờ vậy đã mở lối cho nguời hậu thế đuợc góp sức xây dựng đạo Phật mỗi ngày một giàu đẹp thêm hon. Cung chính vì tôn trọng tự do con nguời nên khi truyền đạo đã không gặp một cuộc xung đột nào và đuợc mọi nguời tiếp nhận nhu chính tiếp nhận sự phát minh của trí thức mình vậy.

***

Trên hai thiên niên kỷ tồn tại hợp nhất với nếp sống con nguời hiếu hòa đông phuong, Ðạo Phật mỗi ngày một thêm phong phú, kho tàng văn hóa mỗi ngày một thêm tuoi đẹp.

Về nghệ thuật: phải nói rằng đạo Phật ngay khi phát từ kim ngôn đức Thế Tôn đa đuợc lồng duới hình thức nghệ thuật rồi. Những lời Ngài giảng dạy môn đệ đều tiềm ẩn bên trong những câu chuyện sống động hợp với trình độ và khả năng thuởng thức của mọi nguời. Những câu chuyện đó đuợc các đệ tử ghi lại qua kinh “Bách Dụ”. Xét về nội dung của các câu chuyện thì mỗi chuyện đều mang một tính chất truyền phổ tu tuởng của đạo Giải thoát, hoặc miêu tả những khổ đau của con nguời và nguyên nhân phát sinh khổ đau, đồng thời có một phuong pháp giải quyết tùy theo hoàn cảnh, truờng hợp và nghiệp lực của mỗi nhân vật đuợc Ngài dựng lên trong câu chuyện. Nhờ vậy đệ tử mau hiểu và dễ sống theo những nhân vật trong truyện. Cách sống khoan hòa và trang nghiêm của Ðức Phật đa thành hình ngay một cung thức lễ nghi cho đạo Phật. Giọng giảng đều đều và có mãnh lực thu hút tu tuởng của con nguời đã mở lối cho những vần điệu âm thanh của câu kinh, bài kệ, tiếng chuông, nhịp mõ sau này. Văn, Lễ, Thi, Nhạc của đạo Phật mở đầu ngay từ ngày đức Phật chua nhập diệt. Hình ảnh của Ngài đa đuợc ghi lại qua nét Họa, Khắc và đuợc Phật tử thành lập Phật-tự để kính, thờ. Họa, Khắc và Kiến trúc của Phật giáo ra đời. Rồi sau đấy sự tích đức Phật, những câu chuyện của Ngài đã đuợc dựng thành Kịch, quay thành phim để phổ biến trong quần chúng. Nhu vậy mọi ngành của nghệ thuật nhu Văn, Tho, Lễ, Nhạc, Họa, Khắc, Kiến trúc, Kịch, Ảnh đã nảy nở toàn vẹn trong một truyền thống Từ-bi, Trí- tuệ nhung không khép kín mà luôn luôn mang những hình thức, sắc thái của mỗi dân tộc đa đuợc đạo Phật truyền đến. Nhờ có nội dung chuyên nhất đó, nên càng nhiều sắc thái, nền nghệ thuật đạo Phật càng thêm sáng, đẹp, giàu có, và nội dung đạo Phật càng thấm sâu vào tâm thức con nguời, càng thăng hóa thêm đẹp các nền văn hóa dân tộc của mỗi nuớc đã tiếp nhận đạo Phật.

Về học thuật: Với một nhận thức tổng hợp rộng lớn, với một căn bản tự do tu tuởng, đạo Phật đã phát triển và đuợc sự đóng góp của nguời trí  thức cổ kim để thành lập một nền văn học vi đại. Phải nói rằng đó là rừng kinh biển chữ. Kinh điển Phật giáo chia làm ba loại chính là: Kinh, Luật, Luận.

Kinh tạng (Sùtrạm): gồm tất cả Giáo, Lý, Hành, Quả do Ðức Thế Tôn nói ra đuợc các đệ tử kết tập lại trong năm đại bộ: Hoa Nghiêm, Phuong đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn.

Luật tạng (Vinayah): tập hợp tất cả giới luật của đạo Phật trong sự huớng dẫn tu trì các bậc xuất gia cung nhu tại gia, để giữ cho hệ thống đạo Phật đuợc bền chặt.

Luận tạng (Abhidharmah): bao hàm những tác phẩm nghị luận, với mục đích diễn giải rộng ý nghia kinh tạng, Kho tàng Luận-tạng rất lớn, đó là sự đóng góp miên tục của các Phật tử qua từng thời đại.

Sau khi Thế tôn nhập diệt, đại đệ tử Ca Diếp triệu tập đại hội kết tập những lời Phật dạy và định giới luật, ngăn ngừa những ngụy thuyết và những hành động si mê của tăng si. Ðây là lần kết tập thứ nhất gồm trên duới 500 đệ tử Phật, họp tại thành Vuong xá. Tạng kinh mãi về sau mới đuợc biên chép thành hai thứ chữ Pali và Sanskrit. Kinh do Ðại đức A-Nan đọc. Luật do Ðại đức Uu -Ba- li đọc. Còn Luận thì thuộc phần hậu thế diễn giải theo kinh. Kinh điển đuợc kết tập lần thứ nhất này là kinh A-hàm và luật Bát -thập-tụng.

Khoảng một thế kỷ sau, cuộc kết tập thứ hai đuợc tổ chức tại thành Tỳ-Xá-Ly, nhằm kiểm soát lại kinh điển và giáo luật, đồng thời xét về các dị thuyết hiện luu hành trong đạo. Ký kết tập này manh nha cho cuộc phân phái sau này.

Theo truyền thuyết thì ngài Ðại-Thiên (Mahadeva) đề ra năm điều tân thuyết thổi lên một phong trào Tự do tu tuởng trong đạo Phật: chia đạo Phật làm hai phái, phái bảo thủ truyền thống là Thuợng tọa bộ, phái cấp tiến tự do là Ðại chúng bộ. Lần lần Thuợng tọa bộ còn phân thành nhiều bộ khác nhu: Nhất thiết hữu bộ, Ðộc tử bộ, Pháp thuợng bộ, Hiền vị bộ, Chính luợng bộ, Mật lâm son bộ, Hóa địa bộ, Pháp tặng  bộ, Ẩm quang bộ và Kinh luợng bộ. Rồi Ðại chúng bộ cung lại phân tán thành tám bộ: Nhất thuyết bộ. Thuyết xuất thế bộ, Kế dậng bộ, Ða văn bộ, Tây son trụ bộ, Chế đa son bộ, Thuyết giả bộ và Bắc son trụ bộ. Thật là một quang cảnh náo nhiệt. Do những cuộc phân bộ này mà kho tàng đạo Phật trở thành rộng lớn mung lung tới độ khiến nguời học Phật hiện nay thuờng bị lạc mất huớng chính. Ðấy cung là một trong những điểm quan trọng mà nguời hoằng pháp hôm nay phải luu tâm, phải gạn lọc tinh lý Phật, truớc khi trứ tác Phật điển.

Vì không những qua sự phồn tạp gần nhu trái nguợc giữa các bộ phái, kể từ đời vua Ca-Nhị-Sắc-Ca vào thế kỷ thứ hai, đạo Phật dứt khoát chia làm hai ngành. Bắc phuong Ðại chúng bộ, Nam huong Thuợng tọa bộ để thi đua quang tỏa Phật pháp ra thế giới nữa: Bắc phuong Phật giáo lấy Népal làm cứ điểm xuất phát Tây Tạng Trung Hoa rồi phân tán ra Mông cổ, Mãn Châu, Triều tiên, Nhật bản và Việt Nam. Nam phuong Phật giáo đặt khởi điểm chính tại Tích Lan truyền sang Miến điện, Thái Lan, Cao miên và Lào. Ði đến đâu dung hợp tới đó, nên đạo Phật càng thêm nhiều đặc tính mới.

Hiện nay các nhà Phật học và các đại biểu chính thức của mỗi quốc gia đạo Phật đang cố gắng thực hiện cuộc thống nhất đạo Phật hầu cung ứng cho nhân loại một sức mạnh tinh thần để bảo vệ hòa bình và hạnh phúc cho con nguời trên toàn thế giới. Nhu thế có nghia trên hai nghìn năm phân hóa, lịch sử đạo Phật đang chuyển dần vào thế tổng hợp. Một chứng minh cụ thể là cuộc thống nhất tông phái Nam Bắc tông, trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đã thể hiện vào mùa xuân năm 1964. Cuộc thống nhất này mở đầu cho cuộc thống nhất đạo Phật thế giới ngày mai. Muốn đẩy mạnh cuộc thống nhất đi đến thành công, Phật tử cần đập tan mọi vỏ cứng, mở tung mọi cửa lòng để đón gió ngàn phuong, đồng thời tìm sâu vào nội dung căn bản của đạo Phật, của Ðức giáo chủ duy nhất.

Về kỹ thuật- Với căn bản đạo Phật tuy không đủ điều kiện nhân lực, vật lực để thành lập một ngành kỹ thuật co giới, nhung đạo Phật đã nói lên nguyên tắc căn bản của khoa học rồi vậy. Mà khoa học kỹ thuật vốn là kết quả của công cuộc suy tu thực nghiệm của con nguời. Nên truớc khi có đuợc nền khoa học co giới văn minh nhu ngày nay, lý thuyết khoa học phải có truớc để dẫn lối cho công cuộc thực chứng của con nguời. Ngày nay khoa học càng tiến, càng đi sâu vào thế giới hạch tâm, vào linh vực không gian thì càng thấy gần đạo Phật; tuy không xây dựng trên vật chất cực vi, nhung với tâm linh giác ngộ, đạo Phật giải thích vu trụ một cách rất khoa học. Khi khoa học tìm đuợc năng lực nguyên tử tiềm ẩn trong vật chất thì cung chính là lúc nhà trí thức quan tâm nhiều tới luận chứng của đạo Phật. Vì Phật đa quyết nhận trong mỗi loài, mỗi vật của vạn hữu đều có phần năng lực là Phật tính. Và, khi các nhà thiên văn học xác nhận ngoài thế giới chúng ta còn rất nhiều thế giới  có sinh vật khác nữa, trong vu trụ, thì truớc đó hai thiên niên kỷ, sau khi rời cội bồ đề, đức Phật đa dạy rằng trong vu trụ có tam thiên đại thiên thế giới, ngoài thế giới chúng ta. Thật là hoang đuờng viễn vông đối với nhận thức nhân loại đuong thời của Ngài. Nhung, tới nay, khoa học của thế giới văn minh chúng ta đa xác nhận.

So luợc mấy nét đại cuong, ta thấy đạo Phật không chỉ là một Triết học, Ðạo học mà còn là một co bản của Khoa học. Ðạo Phật, ngoài công cuộc giải thoát tâm thức con nguời còn là một hệ thuyết thực tế có đủ khả năng, đủ điều kiện trở thành một nền Văn hóa toàn triệt gồm đầy đủ các yếu tố nghệ thuật, học thuật và kỹ thuật nữa. Nhung vì chú trọng nhiều về tâm linh hon, nên đạo Phật mang nhiều màu sắc tôn giáo, để rồi nhân loại quên mất những khía cạnh khác của đạo Phật.

Ðã đến lúc những nguời thừa kế đức sáng của đức Phật cần phải cụ thể hóa những nét tuoi sáng của đạo Phật ra bằng hành động, để làm Ðẹp, làm Sáng, làm Lành cho con nguời và cuộc đời, để đạo Phật mãi mãi thích ứng với hoàn cảnh xã hội, đáp ứng đuợc mọi nhu cầu của nhân loại trí thức thời đại.

Nói tới văn hóa đạo Phật một nền văn hóa tổn hợp đa truyền đời trên hai nghìn năm trăm năm nay là vuợt sức một nguời, nhất là đem cô đọng trong một bài thì không thể tránh đuợc những thiếu sót ngoài ý muốn. Nên, ở đây, chúng tôi chỉ so luợc trình bày mấy nét chính mà thôi. Và xin tóm tắt:

Nét thứ nhất  trình bày về Thời đại chúng ta và lối giải quyết của đạo Phật trong thực tế.

Nét thứ hai trình bày những Ngộ nhận của con nguời về đạo Phật.

Nét thứ ba trình bày những Nguyên tắc căn bản của đạo Phật.

Nét thứ tu trình bày về nền Văn hóa đạo Phật.

Tất cả với mục đích góp phần cùng Phật tử và độc giả bốn phuong một vài ý kiến trong công cuộc hoằng pháp hiện nay.

Ánh sáng Từ Bi đến với chúng ta.

(*Nguyên văn chữ Hán:

“Thử Hữu tắc bỉ Hữu

Thử Vô tắc bỉ Vô

Thử Sinh tắc bỉ Sinh

Thử Diệt tắc bỉ Diệt

 

Chính kiến: thấy biết chân chính

Chính tu duy: suy nghi chân chính

Chính ngữ: Lời nói chân chính

Chính nghiệp: Việc làm chân chính

Chính mệnh: đời sống chân chính

Chính tinh tiến: siêng năng chân chính

Chính niệm: tuởng niệm chân tính

Chính định: định tâm chân chính

5 điều của Ngài Ðại Thiên đề ra:

1.Lahán vẫn còn bị ma chuớng khiến cho lậu thất trong giấc mộng

2. Lahán cung vẫn còn bất nhiễm ô vô tri, nghia là cái học sai lầm về chính pháp

3. Lahán vẫn có những hoài nghi chua giải quyết đuợc

4. Lahán đắc quả không thể tự biết mà nhờ bậc Cao minh cho hay.

5. Lahán có thể liễu đạo là do âm thanh mà giác ngộ.

Tiếng Phạn: Trisàharasramahàsàhasre lokadhàtuh