Mất Dê Mới Lo Làm Chuồng

Mất Dê Mới Lo Làm Chuồng (亡羊补牢)

“Vong dương”: mất dê, “bổ lao”: sửa chuồng.

Người sau khi mất dê thì có nên sửa chuồng hay không?

Ngày xửa ngày xưa ở trong làng nọ có một người nuôi dê, tên là Trương Tam. Nhà Trương Tam nuôi được mười mấy chú dê, sáng nào anh cũng thả dê ra đồng. Vào buổi sáng nọ, khi lừa dê ra đồng, anh phát hiện mất một con. Ủa, tại sao lại thiếu một con rồi?

Nhìn kỹ, anh phát hiện ra chuồng dê của mình bị hỏng một lỗ, anh nghĩ đêm qua chắc là có chó sói chui vào lỗ hỏng tha dê của mình, anh vô cùng buồn bã.

Người hàng xóm biết được sự tình, an ủi anh rằng: “Dê của anh tối qua đã bị sói ăn rồi, thật đáng tiếc! Anh nên mau mau sửa lại chuồng đi, không thì sói lại đến ăn nữa đấy!” Trương Tam bảo: “Dê đã bị sói ăn rồi, bây giờ sửa chuồng còn có tác dụng gì nữa? Quá muộn rồi!” Và anh đã không nghe theo lời khuyên của người hàng xóm.

Sáng hôm sau, khi thả dê ra đồng, Trương Tam lại phát hiện bị mất một con dê nữa, anh rất hối hận vì hôm qua đã không nghe theo lời khuyên của người hàng xóm. Đến nước này anh mới chịu bắt tay sửa lại chuồng.

Sửa chuồng xong, từ đó về sau dê của anh không bị sói đến ăn nữa.

Câu thành ngữ “mất dê mới lo làm chuồng” muốn nhắc nhở chúng ta nếu lỡ làm việc gì sai thì lập tức tìm cách sửa chữa, bù đắp vẫn còn kịp, không đến nỗi quá muộn.

Ý nghĩa: Tuy lần này thi không tốt, nhưng cố gắng nổ lực thì lần sau sẽ thi được tốt hơn. “Mất dê mới lo làm chuồng” dẫu sao cũng không quá muộn.