Khái niệm “tánh không” là một nghịch lý

Chúc Thanh dịch từ Anh sang Việt

New Delhi, Ấn Độ — Tánh không –Shunyata là một khái niệm quan trọng trong triết học Phật giáo, đặc biệt hơn nữa trong bản thể triết học của Phật giáo Đại thừa “sắc tức là không và không tức là sắc’. Đây là một quan niệm vô cùng nghịch lý.

“Tánh không” ở đây không nên hiểu lầm là không có gì hết. Tánh không là không thật thể chứ không phải là không có gì hết. Hơn nữa, Tánh không không phải là không thật có. Tánh không ở đây có nghĩa là một sự vật hiện tượng, dù cho có sự sống hay vô tri, tự thân nó không có sự tồn tại riêng biệt. Nó chỉ có ý nghĩa và tồn tại chỉ khi nào tất cả những yếu tố hay những thành tố làm nên nó cùng nhau biểu hiện và chúng ta có thể hiểu được và đánh giá sự vật hiện tượng một cách rõ ràng.

Để tiện cho việc giải thích, xin mời quý vị quan sát một cái tách hay bất cứ một vật chứa đựng nào khác. Có phải cái tách trống rỗng khi nó không có chứa bất kỳ một thứ gì – lỏng hay đặc – trong nó phải không? Chúng ta sẽ trả lời, vâng nó trống rỗng. Nhưng thật sự nó có trống rỗng không? Không, thưa quý vị. Nó chứa đầy không khí trong đó. Nhưng thậm chí khi cái tách bị rút hết không khí đi, nó cũng chẳng trống rỗng nữa mà. Nó vẫn chứa không gian, bức xạ và cả ánh sáng nữa.

Vì lý do đó, cái nhìn của Phật giáo khác với cái nhìn thông thường. Cái tách lúc nào cũng đầy. Để diễn tả điều này theo triết học thì cái tách tự nó không tồn tại. Nó tồn tại được là vì nhiều yếu tố nhân duyên hòa hợp với nhau.

Do những điều phức tạp này nên khái niệm Tánh không trong Phật giáo thường hay bị cho là hư vô. Những nhà học giả cho rằng triết học phương Tây có lẽ đã đóng một vai trò nào đó trong việc tạo ra sự hiểu lầm này. Khái niệm hư vô có nghĩa là hiện thực không biết được hay không thể biết được và không có cái gì tồn tại cả. Trong khi đó khái niệm tánh không trong Phật giáo cho rằng cái sự thật tuyệt đối thì không thể biết được, và rằng trong bất cứ trường hợp nào đi nữa thì khái niệm tánh không không có nghĩa là không có gì hết.

Ông Plato có quan niệm cho rằng có một cái thật thể tưởng tượng tồn tại trong mọi thứ có xung quanh chúng ta dù là sinh vật hay vật vô tri. Cuối cùng là “thật thể của cái tách tồn tại một cách tuyệt đối trong đầu’. Ngài Dalai Lama nói rằng tánh không là sự vắng mặt của một thật thể tuyệt đối hay tồn tại độc lập. Nếu có một vật tồn tại thì nó do nhiều yếu tố khác kết nên.

Một ai đó có thể hỏi rằng vậy liệu có một hiện tượng không thành tố (partless) nào không? Theo Trung Quán luận thì cho rằng sẽ không thể có một hiện tượng nào mà không có các phần tử cấu tạo nên. Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều phải do nhiều bộ phận hay các phần tử tập hợp lại mà thành.

Quyển sách “Nghệ Thuật Sống” của ngài Dalai Lama giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về khái niệm thực tại một cách rõ ràng hơn. Ngài nói “một khi cái hiểu biết của bạn về bản thể tự nhiên được sâu sắc và tiến bộ hơn, bạn sẽ có được một sự nhận thức về thực tại và từ đó bạn sẽ lãnh hội được sự vật hiện tượng như huyễn mộng. Và phưong pháp nhận thức về thực tại như vậy sẽ làm cho bạn thấm nhập hơn tất cả những tác động ảnh hưởng với chính thực tại đó.

Ngay bản thân tánh không được xem là thực tại của bản thể tự nhiên cũng không phải là tuyệt đối hay tự thân tồn tại độc lập được. Chúng ta không thể nhận thức về tánh không như một hiện tượng căn bản có tính độc lập bởi vì khi chúng ta phân tích cái thực tại tự nhiên thì chúng ta thấy được rằng bản thân tánh không là một đối tượng khách thể. Đi tìm bản chất của nó và chúng ta biết rằng tánh không là cố hữu tồn tại. Cho nên, Đức Phật mới dạy về cái không của tánh không”.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=6,8650,0,0,1,0

Chúc Thanh (The Buddhist Translation Group)