Hai năm trước khi qua đời, Ba có tặng cho tôi một cái vali xách tay nhỏ, bên trong đựng những tác phẩm, bản thảo viết tay và bút ký của Ba. Lúc đó, Ba giả vờ thư thái cười bảo tôi: đợi sau khi Ba đi rồi hãy mở ra xem, chữ “đi” này đương nhiên là ám chỉ sau khi Ba mất.
Ba nói: “Lướt lướt được rồi. Xem xem có cái nào giúp ích được cho con không. Hoặc đợi sau khi Ba đi rồi, con có thể chọn một số tác phẩm đem đăng báo.”
Ba nói những lời này ở trong phòng học của tôi. Trong bốn bức tường bao quanh chất đầy những sách, Ba muốn tôi tìm một chỗ để cất chiếc vali. Ba có vẻ bâng khuâng, hình như muốn nhanh chóng rủ bỏ gánh nặng đau khổ trên thân thể xuống. Cuối cùng, Ba lặng lẽ đặt nó vào một góc khuất. Đó quả là một thời khắc có chút sượng sùng nhưng lại khó quên. Liền sau đó, tôi và Ba đã lấy lại được trạng thái bình thường, tính cách thoải mái, nghịch ngợm và trào phúng lập tức được thể hiện.
Như thường lệ, chúng tôi lại bàn đến một số sinh hoạt đời thường, những chuyện không mấy tốt đẹp của giới chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như việc đầu tư làm ăn mãi vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển của Ba. Khi nói đến những điều này, chúng tôi không hề có chút buồn khổ nào.
Sau khi Ba qua đời, tôi tìm kiếm chiếc vali suốt cả mấy ngày nhưng vẫn không tìm thấy. Tôi rất quen thuộc với chiếc vali nhỏ làm bằng da màu đen này, mỗi lần đi du lịch Ba đều xách nó, những khi đi làm, Ba cũng dùng nó để đựng giấy tờ. Còn nhớ lúc nhỏ, trong một lần Ba đi công tác xa, tôi bèn lén mở vali ra, lục xem trong đó có những thứ gì, khi ấy tôi cảm nhận được một thoáng hương nước Cổ Long và những sắc thái tình cảm nơi xứ người.
Chiếc vali này giống như một người bạn cũ, chuyên chở những hồi ức về tuổi thơ đã qua của tôi. Nhưng bây giờ tôi lại không thể tìm gặp nó, vì sao lại như thế? Đương nhiên là vì nội hàm chất nặng trong đó.
Nói đến nội hàm là nói đến một mình trong phòng, ngồi trước một chiếc bàn, hoàn toàn đặt hết tâm trí vào trong sự biểu đạt tư tưởng của bản thân – đây chính là ý nghĩa của văn học.
Tôi mân mê chiếc vali, vẫn chưa dám mở nó ra, nhưng tôi biết rõ trên quyển sổ tay của Ba ghi chép những gì. Tôi đã từng xem qua những gì Ba viết trên đó. Đây không phải là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những thứ trong chiếc vali. Vào những thập niên 40, Ba đã có một phòng sách nho nhỏ của riêng mình. Ba cũng đã từng muốn làm một nhà thơ Islam, lại còn muốn dịch thơ trong Ngõa Lôi ra tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng Ba lại không muốn sinh sống ở nơi nghèo khó đó, cũng như không muốn viết ra nhưng bài thơ không ai xem. Ba của Ba – tức ông nội của tôi – là một thương gia giàu có nên cuộc sống thời nhỏ và lúc trẻ của Ba rất đỗi sung túc, Ba không nghĩ đến việc phải chịu đựng cuộc sống nghèo khổ để sáng tác văn học. Ba thích sự tinh tế trong cuộc sống – về điểm này tôi hiểu rất rõ.
Đương nhiên, điều đầu tiên khiến tôi không có cách nào mở được chiếc vali của Ba chính là sợ nhìn thấy những thứ tôi không muốn nhìn thấy. Ba vì biết rõ điều này, nên trước mặt tôi mới giả vờ xem nó không quan trọng. Là một người viết sách suốt 25 năm, sự tình này quả thật khiến tôi đau lòng, nhưng không phải tôi giận vì việc Ba chưa thể dấn thân hết mình cho sự nghiệp văn học…Điều lo lắng thật sự của tôi là sợ phát hiện ra Ba có khả năng là một nhà văn ưu tú.
Chính sự lo lắng này đã khiến tôi không dám mở vali của Ba ra. Càng tệ hơn nữa là tôi hoàn toàn không dám công khai thừa nhận điểm này. Vì nếu như thứ được lấy trong vali của Ba ra là một tác phẩm văn học vĩ đại, thì tôi phải đối diện với một con người khác, hoàn toàn không giống với những gì tồn tại trong con người của Ba. Điều có khả năng xảy ra này thật đáng sợ. Vì dù đã là một người có tuổi, tôi cũng chỉ mơ ước Ba của mình chỉ là Ba của mình, chứ không phải là một nhà văn gì gì đó…
Nhà văn là một loại người có đủ sức kiên nhẫn bỏ ra thời gian nhiều năm đi tìm kiếm một tự ngã nội tại và sáng tạo ra thế giới cho con người nội tại đó. Khi nói đến vấn đề viết lách, thì cái trong đầu tôi nghĩ đến không phải là tiểu thuyết, thi ca hoặc truyền thống văn học, mà là một con người nội tâm giam mình ở trong phòng, một mình đơn độc đối diện với chính mình; và từ trong nội tâm sâu thẳm đó, con người đó đã dựng lên một thế giới mới.
Chàng trai hay cô gái này đều có thể dùng máy đánh chữ, cũng có thể sử dụng kỹ thuật tiên tiến của máy vi tính, hoặc chỉ cần một cây bút viết lên trang giấy. Khi sáng tác, người này có thể uống trà, uống cà phê, hút thuốc, cũng có lúc đứng dậy ngắm nhìn những đứa trẻ đang vui đùa trên đường phố ngoài cửa sổ, nếu may mắn, có thể còn được ngắm nhìn cây xanh hay phong cảnh, cũng có thể người đó chỉ đối diện với một bức tường đổ nát. Người ấy có thể giống như tôi: làm thơ, soạn kịch, viết tiểu thuyết. Điểm giống nhau là đều ngồi trước một chiếc bàn, ra sức suy gẫm, nhưng kết quả thì lại khác nhau rất xa.
Viết văn chính là chăm chú tập trung con người nội tại lên chữ nghĩa, nghiên cứu sau khi nội tâm tự ngã của người ấy đã quy tụ, mặc cho con người ở thế giới ngoài kia vẫn đi đi lại lại. Khi nhà văn làm việc như thế vẫn giữ được sự ung dung, tĩnh tại, đầy nhã hứng. Tôi ngồi trước chiếc bàn, ngày qua ngày, tháng nối tháng, năm tiếp năm, miệt mài làm công việc lấp đầy con chữ lên tờ giấy trắng trống không, tôi cảm thấy mình như đang sáng lập ra một thế giới hoàn toàn mới, như đang thêm nhiều loại tính khí khác nhau của con người vào trong nội tâm mình.
Giống như thế, một người cũng có thể góp nhặt từng viên đá để xây lên một cây cầu lớn hay một tòa cao ốc, chất liệu mà các nhà văn dùng chính là văn tự. Chúng ta đặt những con chữ vào trong tay để cân đo, suy lường mối quan hệ kết dính giữa chúng với nhau; có lúc cần phải lùi ra xa để nhìn; khi thì phải dùng ngón tay hay ngòi bút vuốt nhẹ nó, suy xét kỹ càng, dời đông lấp tây; lúc lại sáng tạo ra một thế giới mới trong bối cảnh thời gian gấp rút.
Bí quyết của nhà văn không phải ở cảm hứng – vì không ai biết nótừ đâu đến – mà là dựa vào sự kiên định, nhẫn nại. Câu tục ngữ “dùng kim đào giếng” (根针挖井)đã nói lên được khái niệm về nhà văn. Trong những câu chuyện cổ, tôi thích nhất là sự quyết tâm của Ferhat, anh đã theo đuổi tình yêu bền bỉ giống như “Ngu Công dời nói” – tôi rất đồng cảm với anh.
Trong một quyển tiểu thuyết của tôi “Tên Tôi Gọi Là Hồng”, tôi có viết một đoạn mô tả một họa sĩ già người Ba Tư vẽ một loài ngựa mà ông đã yêu thích nhiều năm giống như thật, từng nét từng nét đều rất thành thục, y như nhắm mắt lại ông cũng có thể vẽ ra được những con tuấn mã xinh đẹp kia.
Tôi biết là mình đang bàn về nghề nghiệp viết văn và cuộc sống cá nhân. Nếu như điều nhà văn kể là câu chuyện của bản thân – thì nên kể một cách tường tận, biến nó thành câu chuyện nói cho người khác nghe – giả như nhà văn cảm thấy những câu chuyện đó rất quen thuộc với mình, thì anh nên ngồi xuống, giao phó toàn diện con người mình cho bộ môn nghệ thuật này – vì nó đã được phú cho đặc tính chờ đợi.
Thiên sứ Linh cảm (chỉ cho cảm hứng sang tác) thích người biết chờ đợi và có lòng tin.Vào những lúc nhà văn cảm thấy cô độc nhất, mệt mỏi nhất với sự nổ lực của bản thân, cũng như những giá trị của ước mơ và tác phẩm – lúc ấy anh sẽ cho rằng câu chuyện của mình chỉ đơn thuần là câu chuyện của mình – Thiên sứ sẽ chọn ngay thời khắc này, lấy đi câu chuyện và những phác họa của anh.
Tác giả: Mạc Mộ Khắc
HT. dịch