Một trong những nét đơn giản của Văn học Phật giáo là bản chất của thuật ngữ, luôn luôn mang tính nhắc nhở, hướng dẫn tinh thần cho mỗi cá nhân, tự chiêm nghiệm, tự kiểm chứng, bằng những trình độ tu tập khác nhau, mà tìm ra phương cách dung hòa, hầu giúp cho mình và cho người có một cuộc sống tốt đẹp, trong gia đình và xã hội.
Une définition simple, parmi les autres, de la littérature bouddhique, vient de la nature du terme, qui se caractérise, en chacun, par une contemplation de soi, dans le but d’atteindre une harmonie, et de s’entr’aider les uns les autres vers une vie paisible en famille et dans la société.
Điều này có thể được diễn đạt một cách rõ ràng bằng Tám chữ Chánh trong con đường ở giữa mà Đức Phật đã tìm ra để làm bánh xe chuyển Pháp của Ngài. Những lời nói của Đức Phật đã được ghi chép lại, theo các dòng tư tưởng khác nhau và phân chia ra thành nhiều thể loại sáng tạo của văn bản như : ” Văn xuôi hay thơ…”. Mục đích là để chỉ dẫn cho người đọc, người nghe, sự lợi ích của việc quy y, hành trì Phật pháp.
Celà peut être exprimé explicitement par les huit membres (1. Vision parfaite; 2. Représentation parfaite; 3. Parole parfaite; 4. Activité parfaite; 5. Moyen de subsistance parfait; 6. Application parfaite; 7. Présence d’esprit parfaite; 8. Position du psychisme parfaite.) du Sentier Octuple que le Bouddha a exposé dans son premier sermon Bénarès, considéré comme la « mise en mouvement de la roue de la loi ». Les enseignements du Bouddha contiennent différentes formes de pensée et appartiennent à plusieurs genres littéraires : prose ou poésie. L’objectif est de guider les lecteurs, et les auditeurs, à découvrir les avantages de la verité et de la pureté dans la pratique du bouddhisme.
Văn học Phật giáo là nền văn học đặc trưng trong sinh hoạt nhân gian, bởi vì, đời sống của Đức Phật và các tăng, ni, vốn sống giữa nhân gian, không mang tính chất của sinh hoạt thành thị hay một thế giới nào khác. Tùy cơ duyên, mà Ngài và các đệ tử đưa ra những bài thuyết pháp thích nghi, không ngoài ước vọng giải thoát để làm lợi ích toàn diện cho mọi người.
La littérature bouddhique appartient au genre populaire, la vie de Bouddha et celle de ses disciples étant issues du peuple et non de la ville ou couches sociales plus élévées. Selon les circonstances, Bouddha et ses disciples donnent des enseignements adaptés aux gens, dans le but de leur faire prendre conscience de l’origine de la souffrance, et de leur capacité à combattre l’ignorance, quelle que soit la situation dans laquelle ils se trouvent. Sortis de l’ignorance, ils pourront enfin sortir du cycle des renaissances, le Samsâra, et donc échapper à la souffrance inhérente à la vie humaine.
Dòng văn chương bình dân này, thuộc tính đa, khái quát, hình tượng, liên tưởng… và thường không chỉ một nhân vật nào cụ thể, mà chỉ một hiện tượng nổi bật, trong hoàn cảnh nào đó bằng sự thẩm định chính xác và rất rõ ràng, thí dụ như :
Cette littérature populaire a de multisens : sens général, sens figuré, sens symbolique et souvent non associée à une personnalité… mais elle designe spécifiquement un phénomène important, dans certaines circonstances, par une évaluation précise et très claire, par exemple :
Tứ Diệu Đế là sự đúc kết lại của một cái nhìn tổng quát về sự khổ thường trực của con người và cách giải thoát cái khổ này trong tiến trình thay đổi không dừng của bốn giai đoạn : Sanh, già, bịnh, chết, của muôn loài.
Quatre Nobles Vérités est un concentré d’une vue d’ensemble sur l’état de la souffrance permanente d’un être et la libération de cette souffrance dans le processus des quatre étapes de la vie de l’être humain : la naissance, la vieillesse, la maladie, la mort.
Trong giai đoạn phát triển nguyên thủy của Phật học, lời Đức Phật dạy chủ yếu là sự truyền miệng trong phạm vi đạo đức học, mang tính cách nội tại, để nhắc nhở con người sống đời hướng thiện, bằng bốn chữ : TỪ, BI, HỶ, XẢ.
Dans le stade primitif du développement de l’origine du Bouddhisme, les paroles du Bouddha ont été principalement transmises par de bouche à oreile dans le but pour les adeptes des communautés de pouvoir vivre et pratiquer les «les quatre conduites ou sentiments pieux aussi appelés « les quatre incommensurables » » car ils pourraient être développés indéfiniment et conduisent à « l’éveil parfait ». Il s’agit d’émotions positives qui pourraient être développées par des pratiques appropriées :
1- La bienveillance universelle (mettā): Souhait que tous les êtres trouvent le bonheur et de ses causes.
2- La compassion (karunā) : Souhait que les êtres soient libérés de la souffrance et de ses causes.
3- La joie sympathique (muditā) : Souhait que les êtres trouvent la joie exempte de souffrance.
4- L’équanimité (uppekkā): Souhait que les êtres demeurent dans la grande équanimité sans partialité, sans attachement et ni aversion.
Văn học Phật giáo không phải là một vật phẩm bất biến, mà là một quá trình tương tác giữa những lời dạy của Đức Phật và người đang đi tìm đạo hay đang tu đạo của Ngài, thông qua ngôn ngữ trong sự kiến tạo xã hội của con người, luôn luôn biến chuyển theo luật nhân quả, sinh ra và diệt đi, không ngừng.
La littérature bouddhique n’est pas quelque chose d’immuable, mais un processus interactif entre les enseignements du Bouddha et ceux qui cherchent ou pratiquent sa Voie, à travers le langage de la création de l’homme, qui est constamment changé en fonction de la loi du karma, et du cycle de l’appararition et la disparition, sans fin.
Đây cũng chính là lý do mà Văn học Phật giáo có thể, luôn luôn, được hiểu theo nhiều cách, dựa trên phương diện thời gian, không gian, bao gồm : quá khứ | hiện tại | tương lai, trong những hoàn cảnh khác nhau.
C’est pour cette raison que la littérature bouddhique peut, toujours, être interprétée de plusieurs façons, basée sur les aspects de temps et d’espace, y compris dans : le passé, le présent, le futur, les différentes circonstances.
Hình ảnh là nguồn cảm hứng vô tận của văn học Phật giáo nguyên thủy. Đức Phật là hình ảnh của một con người, khơi nguồn từ lẽ vô thường, từ tính chất mong manh của cuộc sống. Một con người được mô tả trong sự sống bình dị, không ngoài mục đích duy nhất của đời sống, là cởi bỏ mọi ràng buộc cho muôn loài.
Dans la littérature bouddhique d’origine, les images sont des sources d’inspiration sans fin, depuis toujours. Bouddha est l’image d’un homme, qui commence par l’impermanence et la nature délicate de la vie d’un etre. Bouddha est décrit comme un homme simple et menant une vie ordinaire, mais avec le but de se libérer de la souffrance engendrée par les attachements erronés à la réalité apparente du monde extérieur et de progresser dans la voie de l’Eveil pour tous les êtres.
Văn học Phật giáo là cái trọng tâm toàn diện bao la được thấy : Một là Tất cả và Tất cả là Một, mà Pháp giới duyên khởi có nói rất rõ từng chi tiết.
La littérature bouddhique est considèrée comme une vue immense et complète dans un sens général : Un est Tout et Tout est Un, dont La coproduction conditionnée a expliqué clairement tous les détails.
Văn học Phật giáo cũng có thể lý luận tương tự đối với tính liên kết của các Kinh văn. Mỗi Kinh văn đều có sự dẫn chiếu về nội dung hay ý nghĩa liên quan đến những Kinh văn khác, nhưng điều này không bắt buộc phải nói là bất kỳ Kinh văn nào cũng đều có dẫn chiếu này.
La littérature bouddhique est également similaire à la cohérence théorique du Sutra. Chaque Sutra a des références pour le contenu ou la signification liée à d’autres textes, mais ce n’est pas nécessaire de dire que tout les Sutra ont toujours de cette manière.
Văn học Phật giáo thường mang tính đối thoại và tình huống qua những đề tài, giản dị, súc tích, sinh động thú vị hay đẹp, giữa Đức Phật và người học Phật, dựa trên nền tảng giáo dục, dùng trí tuệ để nhận xét sự việc làm chuẩn.
La littérature bouddhique se caractèrise souvent par un dialogue et une situation marginale, à travers les thèmes, simples, concis, vifs intéressants, entre le Bouddha et les pratiquants bouddhiistes, qui sont basés sur l’éducation en utilisant la sagesse pour la compréhension des choses telles qu’elles sont, et non les croire aveuglément.
Phật học không thuộc về riêng ai hết. Văn học Phật giáo là sự sáng tác của từng cá nhân góp lại, xuất phát từ nguồn cảm xúc của các hiện tượng đời sống, được miêu tả, phản ảnh trực tiếp, bằng nhận thức, lý giải và thái độ sống động qua những lời Đức Phật đã dạy.
Le bouddhisme n’ appartient pas à une fin particulière. La littérature bouddhique est composée de contributions individuelles. L’émotion vient de la source des phénomènes de la vie ; elle décrit, les reflets directs, la perception, l’interprétation et l’attitude dans la vie enseignée par le Bouddha.
Hãy nên can đảm tự sử dụng trí tuệ của chính mình để xây dựng nền Văn học Phật giáo Việt Nam, như các vị thầy tổ và các triều đại nhà Vua đã làm trong tinh thần, hòa đồng, tự chủ, tự lực, tự cường và sự thanh cao giải thoát của đạo Phật, cho những ai muốn theo con đường chân thiện mỹ mà Đức Phật chỉ dạy trong đời sống thực tại này.
Soyez courageux ; chacun et chacune contribue par ses propres connaissance à construire la littérature bouddhique du Vietnam, telle que les maitres et les rois qui ont œuvré dans un esprit d’harmonie et d’autonomie pour une libération de toutes les souffrances de ceux qui veulent suivre le chemin du Bouddha.
Kính bút
TS Huệ Dân