Trung Luận (Thơ)

TRUNG LUẬN I

 

Giả danh

* * *

Trung đạo xem ra tự tánh không

Cái gì nguyên thủy cực đoan không

Giả danh tùy thuộc tên người đặt

Nhận thức hiện tiền bản tính không

Hiện hữu tạm thời sẽ hủy diệt

Nằm trong hai cực tức là không

Giả danh có nghĩa là không tánh

Trung đạo hữu vô tánh cũng không

TRUNG LUẬN II

Duyên khởi

* * *

Trung đạo xem ra tự tánh không

Cái gì nguyên thủy cực đoan không

Nhân duyên kiến lập từ không tánh

Tương tác nhân duyên thật tánh không

Hiện hữu tạm thời do duyên hợp

Hết duyên tan rã tức hoàn không

Nhân duyên có nghĩa là không tánh

Trung đạo hữu vô cũng tánh không.

TRUNG LUẬN III

Không tánh Tuyệt đối

* * *

Trung đạo xem ra tự tánh không

Cái gì nguyên thủy cực đoan không

Nhân duyên danh giả từ hai cực

Ðệ nhứt nghĩa là tánh cũng không

Không hữu không vô là tuyệt đối

Không còn không mất cũng là không

Hai bên phủ định còn gì nữa

Duyên khởi – giả danh – trung đạo – không.

Phổ Nguyệt (9/03/10)

Trung Ðạo: Sống Thật

* * *

Trung đạo con đường đến tánh không

Nó là chính-nó thật chơn không

Trinh nguyên tri thức dòng tư tưởng

Nguyên thủy, bản tâm vốn vọng không

Cái biết sát na trong hiện hữu

Khi lòng trống rổng đắc tâm không

An nhiên tự tại thong dong sống

Thật biết: con đường đến tánh không

Duyên khởi, giả danh (1)

* * *

Duyên thì khởi có đến từ không

Danh giả đặt tên tánh cũng không

Duyên khởi giả danh cùng một loại

Không gian ảo tưởng nghĩa hư không

Thời gian huyễn hóa luôn không thật

Hai cực nhìn ra tương đối không

Thời tính hóa “duyên danh” biến đổi

Biết ra thật tánh cũng đồng không

Duyên khởi và nhân quả (2)

 

* * *

Không ta danh giả tướng là không

Không tướng nghĩa là nhân quả không

Tương tác nhân duyên kết hợp có

Khi tan quả có cũng thành không

Nhân làm quả chịu nghiệp luôn gánh,

Nghiệp báo vô hình không thể không hay [Tuệ gíác tan dần nghiệp biến không]

Nhân quả cái tôi luôn nhận lấy

Tuệ minh không nghiệp, tội ta không

Phổ Nguyệt (9/04/10)