Thầy Brahm sẽ thuyết giảng về Bát Chánh Đạo tại Tích Lan

Colombo, Tích Lan – “sẽ sớm gặp lại con tại Tích Lan” là những lời từ biệt khi tôi xá chào ngài tại tu viện Serpentine tại Perth. Tháng Giêng nắm ngoái, là lần cuối cùng Thầy đến Tích Lan và Thầy đã lên kế hoạch để đến Colombo vào ngày thứ Bảy, 24 tháng giêng năm nay.

Đây là lần thứ ba Thầy Brahm đến viếng nước Tích Lan kể từ năm 2005. Thầy đã thu hút được quần chúng ở bất cứ nơi nào Thầy thuyết giảng trong những lần viếng thăm trước đây của Thầy. Lần này cũng vậy, chuyến thăm của Thầy được sắp xếp bởi cộng đồng Phật giáo người Tích Lan tại Perth, sẽ là một sự mong đợi của mọi người không kể họ là Phật tử hay không phải Phật tử.

“Bát Thánh Đạo’ sẽ là chủ đề của những bài thuyết giảng của Thầy Brahm kết hợp với sự hướng dần thiền tập nữa. Hiện nay, một số lượng sách của Thầy Brahm có thể mua được tại đây. Vị đệ tử xuất gia của Thầy là Đại Đức Abhaya -một kỹ sư người Tích Lan – hiện là người sống tại đây đang xúc tiến để cho những ấn phẩm này lưu hành. Đại Đức đã vừa hoàn tất nhiều bản dịch sang tiếng Sinhaha để cho những đọc giả thưởng thức những bài pháp thoại của Thầy Brahm.

Điểm nổi bật nhất trong những bài pháp thoại của Thầy là thiền tập. Thiền tập được Thầy gọi là cốt tủy trong Phật giáo. Thầy nói “mọi người hỏi tôi rằng như những tín đồ Cơ Đốc giáo có Thánh kinh hay những tín đồ Hồi giáo thì có kinh Cô-ran, vậy Phật tử có cái gì? Tôi đã từng trả lời rằng có Tam tạng kinh điển hay những bài kinh nhưng bây giờ tôi nói là quyển Thánh kinh của Phật tử là Thiền tập.”

Gần đây tôi lắng nghe Thầy một cách tỉ mỉ về hai loại khác nhau của các tôn giáo – Thần khải và Nhận thức. Thầy giải  thích “Tôn giáo thần khải là tôn giáo mà trong đó bạn được bảo tin một quyển sách linh thiêng hay là một người linh thiêng nào đó. Bạn không thể nào tranh luận về những điều được thuyết ra trong tôn giáo này. Bạn bắt buộc phải tin vào những gì được thuyết giảng. Tôn giáo nhận thức thì rất khác xa: nơi đây bạn phải tìm con đường cho chính bản thân bạn”.

Giải thích xa hơn nữa, Thầy nói “Phật giáo là tôn giáo có tính dân chủ không phải là tôn giáo độc đoán hay tôn giáo độc quyền. Bạn có quyền lựa chọn. Đức Phật đã từng bảo bạn phải nên thử trước cái đã rồi mới thực hành nó nếu bạn không thích nó, bạn có thể từ bỏ nó”.

Chỉ rõ rằng Phật giáo là một tôn giáo mà ai đó có thể cảm nhận cho chính mình, Thầy Brahm nói một người nào đó cầu nguyện rằng “mong rằng tất cả chúng sanh đều được hạnh phúc và bình an” người đó đã rãi từ tâm.

Thầy nói “Trong Phật giáo, chúng ta được hướng dẫn để nhìn nhận cái gì đúng và cái gì sai cho chính chúng ta. Bạn phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình không nên đổ thừa cho người khác. Đổ thừa cho người khác không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn. Phải học hỏi từ những sai lầm của mình và cố gắng đừng nên hành hạ chính bản thân bạn”.

Kể lại một tai nạn mà Thầy không thể nào quên trong cuộc đời của mình, Thầy nói rằng Thầy nhận được một cuộc điện từ một viên chức của một nhà tù năng nỉ Thầy phải nên trở lại một lần nữa và thuyết pháp cho các tù nhân. Điều này xảy ra sau một lớp học thầy dạy cho họ vài tháng trước đây. Thầy Brahm giải thích với người viên chức này rằng Thầy có một chương trình giảng dạy rất dày đặc và Thầy sẽ sắp xếp cho một Thầy khác để tiếp tục lớp học này. “Chúng tôi muốn Thầy đến cơ”, vị nhân viên này năn nỉ. Và Thầy Brahm hỏi tại sao thế? Vị nhân viên này trả lời là trong số những tù nhân tham dự lớp học của Thầy không có một người nào trở lại nơi đây nữa. “Đây là một thành công lớn”, vị nhân viên này nói như vậy. “Những gì tôi dạy cho họ là đừng bao giờ hành hạ chính bản thân mình, chỉ nên tha thức và nhận trách nhiệm về những hành động của chính bản thân mình”.

Mô tả Phật giáo như là một tôn giáo hòa bình và tốt đẹp, Thầy Brahm nhấn mạnh rằng Thiền tập là cách để cho mọi người nào đó có thể phát triển trí tuệ, an bình và từ bi. “với thiền tập, bạn trở nên đạo đức hơn, hiểu biết hơn. Bạn trở nên thành thật và định tĩnh. Thiền tập là cội nguồn của Phật giáo”.

Tâm Hải (The Buddhist Translation Group)