Sự chú ý toàn vẹn

Ngày thứ 7 vừa qua, tôi đã trải qua hai lúc sống mãnh liệt khác nhau nhưng có cùng một sự liên tục. Buối sáng, tôi đến tham dự buổi lễ Ban Thánh thể của một trong các cháu tôi. Có mười lăm em trên bục thờ, gian giữa giáo đường đông nghẹt các gia đình và bạn bè. Tất cả ồn ào trong một thứ tiếng động vô tả. Dân chúng nói râm ran trong buổi lễ đến đỗi cha xứ phải nhiều lần lên tiếng yêu cầu giữ im lặng. Các phụ huynh hay bạn họ tới lui tìm đủ các góc cạnh hay ho để quay phim hay chụp hình. Bọn trẻ sẽ nhận Thánh thể mang tâm lý lơ là, thì thầm với nhau, nhìn vào đám đông để tìm kiếm thân nhân thay vì nghe giảng đạo. Có lúc, một viên Trợ tế phải dùng hai tay quay nhẹ đầu bé trai mặt nhăn nhó chọc ghẹo bạn nó về hướng Cha xứ đang cố gắng giảng dạy vì bọn trẻ.

Tóm lại là không khí vui vẻ và thiện cảm, nhưng hoàn toàn thiếu sự tĩnh tâm. Dù Cha xứ có bảo mỗi em đón mừng Chúa trong tim chúng nó nhưng tôi không chắc gì điều này được thực hiện vì sự kiện phân tâm quá lớn. Sự họp mặt đông vui gây nhiều xúc cảm và đã hết chỗ cho chuyện khác xen vào. Tôi hơi phân vân, chẳng phải vì hối tiếc thời đại cũ với uy quyền ngự trị và sự vâng lời tốt đẹp, trong hy vọng rằng khả năng Tịnh tâm là sức mạnh và ân huệ để có thể hiểu cảm thế giới chung quanh ta.

Buổi chiều, tôi trình bày chủ đề “Sự nhập định” tại ngôi Đại Tự ở khu rừng Vincennes (Paris) nhân dịp lễ Vesak (1). Không gian và đối tượng tham dự khác hẳn buổi sáng với người lớn và các vị sư nam nữ có chú tâm phấn khởi đến nghe. Trong nhà chùa lúc chiều, tôi nhớ lại nhà thờ lúc sáng; không phải để so sánh hai điều không so sánh được. Nơi nhà thờ khác biệt không vì thiếu sót ba yếu tố đức tin, chân thành, ý muốn mà là ở chỗ khả năng chú ý bền vững và tĩnh tâm cao độ vắng mặt thì cầu nguyện nào được.

Tôi nghiệm ra rằng chỉ cần để hết tâm ý vào một khoảng thời gian ngắn giúp cho sau đó ta sẽ làm bất kỳ điều gì thật sự trải mình trong đó. Thí dụ như chẳng làm gì cả, cảm nhận, thưởng thức, gọt vỏ củ cà rốt hay cầu nguyện. Tâm ý viên mãn đưa ta đến trạng thái chú ý hiện tại trọn vẹn trong cuộc sống và hướng về chủ đề chọn lựa.

Tôi nhớ lại lời nói của Cioran (2) như sau : “Lời cầu nguyện của người buồn bã không đủ sức đến tai Thượng Đế”. Theo ý tôi, trong trường hợp họ vội vã hay lơ đãng thì còn tệ hơn nữa…

Chú thích :

1. Vésak : lễ kỷ niệm lần thứ 2545 vào tháng Năm trăng tròn ba sự kiện sinh, tử & giác ngộ của đức Phật.

2. Cioran : triết gia, văn sĩ xứ Lỗ Ma ni (Roumanie) sinh 1911 mất 1995.

Tâm Diễm (The Buddhist Translation Group)