Lời tựa bản dịch tiếng Hoa ‘Đường Xưa Mây Trắng’

Rất vui vì tác phẩm quê mùa của tôi được dịch ra tiếng Trung, điều này cho tôi có cơ hội cúng dường chư vị lịch đại Tổ sư Trung Quốc.

Mười sáu tuổi tôi được thọ giới Sa-di, cuốn kinh Phật đầu tiên được học lại là bản kinh tiếng Hán. Mười năm đầu học Phật, những kinh sách tôi dùng đều là kinh sách tiếng Hán cổ, ngay đến các thể loại văn bản chú sớ của những bản kinh này được chư đại sư đương thời viết cho người tham cứu cũng thế. Sau đó tôi mới tiếp xúc với Tạng ngữ, Pali rồi đến những văn hiến Phật giáo có nguồn gốc từ tiếng Tạng. Thế nhưng tôi không bao giờ quên những ân đức của chư vị Tổ sư Trung Quốc. Từ khi bắt đầu học Phật đến nay, tôi luôn được nhận suối nguồn ân tích trí tuệ của quí ngài. Giờ đây, dùng tiếng Trung để xuất bản tác phẩm quê mùa này, cũng chính là hy vọng dâng lên chút lòng tri ân ấy.

Từ khi còn là học tăng, tôi vẫn giữ niềm tin với suy nghĩ về một mô hình Phật giáo giữa nhân gian, nếu như kết hợp được giáo lý ấy vào đời sống hằng ngày, có thể khiến cho xã hội hướng đến sự bình đẳng, tự do và từ bi để đi lên. Nhờ vào ý niệm ấy, ít ra tôi mới không bị ảnh hưởng bởi một số phong khí xấu của Phật giáo thời ấy rồi đánh mất ý chí của mình. Tôi thường tự nhủ: Mình nhất định phải hết sức mình đem Phật pháp và sự tu tập vận dụng một cách thích ứng vào đời sống hiện tại, cần phải làm cho Phật pháp và khoa học, dân chủ, nhân đạo, môi trường và công bằng xã hội trong thời hiện đại cùng lúc đồng hành nhịp nhàng.

Từ năm 1952 tôi đã viết cuốn sách có tựa là ‘Buddhisum Applied in Family Life’ (Phật pháp trong đời sống gia đình). Vài năm sau, viết thêm cuốn ‘Buddhism Applied in Our Every Life’ (Phật pháp trong đời sống hằng ngày). Từ đó, tôi giúp đỡ xây dựng những ngôi trường Phật giáo, đại học, trường thanh niên Phật Giáo phụng sự xã hội và các tạp chí Phật học v.v… Chỉ mong rằng có thể ứng dụng sự tu tập Phật pháp vào trong cuộc sống thường ngày.

Những pháp môn ban đầu tôi được học và được tu tập, là những pháp môn Thiền Tịnh đã ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của Mật tông Tây tạng. Lớn lên, với tư cách là một tu sĩ, tôi chứng kiến được cảnh nước nhà chìm ngập trong tai họa chiến tranh, bạo lực, nghèo đói và xã hội chịu nhiều sự bất công. Tôi nhận ra rằng, những pháp môn Thiền, Tịnh tôi được tu học bấy giờ, đều không thể giải quyết được những khổ đau của nội tâm và những khó khăn xung quanh tôi. Tôi bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu giáo lý Phật Đà, đặc biệt là các giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, hầu tìm ra được một đáp án trực tiếp giải quyết được khổ nạn của thời bấy giờ. Về sau, may mắn tôi được khơi sáng nhờ vào các kinh điển như ‘An ban’, ‘Niệm xứ’ và ‘Thích trung thiền thất’ giúp tôi nhận ra được được nghĩa lý ‘Hiện pháp lạc trụ’ trong sự giáo hóa của Phật Đà, do đó đã khiến tôi luôn mong đợi một ‘Phật giáo nhân gian’ được tái hiện. Không tự dấn thân và thấu hiểu được ‘Khổ đế’, thì thật khó mà thấy được cái ‘Đạo đế’ thoát ly khổ đau. Sau khi hiểu được tính chất của khổ đau, mới mong dùng hành động và sự tu tập chuyển hóa khổ đau, làm cho thân lẫn tâm được mạnh khỏe trở lại. Đây chính là ‘Diệt đế’. Một đặc trưng của chánh pháp đó là cần phải có sự chứng nghiệm ngay ở thân này. Đức Phật từng nhiều lần xác định, chánh pháp là ngay trong khoảnh khắc hiện tại có sự diệu dụng. Khi bạn bắt đầu tu tập, chính là giây phút bắt đầu của quá trình chuyển hóa và hồi phục.

Hai mươi năm trước, tôi chủ yếu hướng dẫn các buổi tịnh tu thiền chánh niệm trong hơn ba mươi quốc gia ở Châu Mỹ và Châu Âu. Trong thời gian tu chánh niệm, người tham gia được hướng dẫn tu tập như thế nào để giúp cho thân tâm được an lạc và ổn định, cho đến việc làm sao nhận ra khổ đau và đón nhận khổ đau, rồi đi sâu vào thấu hiểu tính chất của khổ đau để chuyển hóa khổ đau. Thực tập ngồi thiền, đi thiền, chánh niệm hít thở, chánh niệm cúi mình, và buông lõng hoàn toàn v.v.. đều chỉ vì đạt được mục đích trên. Qua những phương pháp thiền tập như thế, nhiều người tham gia đã có thể hóa giải được những mâu thuẩn và xung đột trong nội tâm, từ đó hàn gắn được tình cảm với người thân trong gia đình. Dùng lòng từ để lắng nghe và dùng lời yêu thương để quan tâm nhau, đều là những pháp môn cơ bản của sự tu tập. Nhưng những huấn luyện tu tập này đều cần phải có sự hổ trợ của tinh thần chánh niệm, tập trung và hiểu sâu, mới mong phát huy được hiệu dụng.

Tôi hi vọng, tất cả những tác phẩm quê mùa bằng tiếng Anh của tôi đều được dịch ra tiếng Trung để truyền bá rộng rãi. Tất nhiên tôi sẽ rất vui được cùng những người bạn của tôi có nhiều hơn cơ hội đến Trung Quốc thăm viếng, có nhiều cuộc nói chuyện với chư vị Đại Đức Phật giáo Trung Quốc. Chỉ có sự làm mới Phật giáo mới có thể thành một nguồn động lực mới, hầu giải quyết được những khúc mắc mà con người thời nay gặp phải trong cuộc sống.

Tiểu Đồng dịch

LTS:

Trang nhà xin gới thiệu bài dịch này như là sự mở đầu của những bài pháp thoại, kinh sách bằng tiếng Hoa được dịch từ bản tiếng Việt, hoặc  bản tiếng Hoa đã được dịch sang tiếng Việt, nhằm giới thiệu đến quí đọc giả có quan tâm và học tập tiếng Hán cổ, Hán hiện đại

_________________________________________

Nguyên bản tiếng Hoa:

Dịch giả: Hà Huệ Nghi (何蕙仪)

很高兴拙作被翻译成中文,这正好让我有机会回馈中国历代的佛教祖师。
我十六岁受戒为沙弥,学习的第一本佛教经典便是用中国古文 写的。学佛的最初十年,我所用的全都是中国古文经典,以及当代大师为参究这些经典而写的语体文注疏。这之后,我才执接触到藏文、巴利文及源自西藏的佛典。 但我从没忘怀中国祖师的恩德。自学佛以来,我一直受着此智慧之源的恩泽。现在以中文版本出版拙作,就是希望聊表此感恩之怀。

自学僧时代,我已坚信 人间佛教这个理念,若能与日常生活相结合,是可以使社会朝着更平等、自由和慈悲的方向改进。全赖这个信念,我才不至于被当时一些佛教的败坏风气所影响,而 丧失意志。我告诉自己:你一定要尽力把佛法与修行适当地运用于现代生活之中,要使佛法与现代的科学、民主、人道、环保和社会公平并肩同步。

早在一 九五二年,我已写了一本名为BUDDHISM APPLIED IN FAMILY LIFE 《家庭日用佛法》的书。几年后,又写了另一本名为BUDDHISM APPLIED IN OUR EVERYDAY LIFE 《日常生活佛法》。自此之后,我帮助设立佛教学校、大学、佛教青年社工服务学校和佛教杂志等,以期佛法可以在日常生活中实习。
我初期所学所修的佛 法,是在某些程度上受藏密影响的禅和净土。在成长的过程中,身为一个行者,我目睹自己的国家陷于战祸、暴力、贫困和社会上的不平之中。我发觉当时所学的禅 和净土法门,都不能直接解决我周围以及自心之内的痛苦。我深入钻研佛理,尤其四圣谛和八正道,以能找到直接解决当时苦难的答案。后来幸得“安般”、“念 处”和“释中禅宝”等经典的启示,使我重拾佛教化中“现法乐住”的义理,因而使我一直期待着的“人间佛教”,得以复现。没有亲身接触和透彻理解“苦谛”, 是很难得见脱离痛苦的“道谛”的。了解痛苦之性质后,才可以用行动和修行来转化痛苦,使身心康复。这就是“灭谛”。正法的一个特征,就是需要现身受证。佛 陀曾重复确定,正法是在当下一刻生效的。你一开始修行,转化和康复的过程便已即时开始。

过去二十年,我主要在北美洲和欧洲的三十多个国家提供专念 禅修的静修营。在这段静修的时间里,参加者会被指导如何修行以回复身心的安详与平稳、以及如何确认和接纳苦痛,然后深入了解痛苦的性质,来把它转化。修习 坐禅、行禅、专注呼吸、专注俯伏、全面松弛等等,都是为了达到以上的目的。经过这些修习之后,很多参加者都能够把内心的矛盾和冲突消解,因而与家庭亲属重 新沟通。慈心的聆听与关怀的爱语,都是其中的基本修习。但这些修习的锻炼,是必须要靠专念、集中和去深入去解的精神支持,才可以发挥效用。

我希望我全部的英文拙作,都能被翻译成中文版本而流通。我也当然会很高兴与我的朋友一起多些到中国来探访,保持与中国佛教大德的对话。佛教只有在更新中才能成为一股新动力,以解决当今人类日常生活上所遇到的困惑。