Bảy Kỳ Quan Phật Giáo (Thuyết Minh)

Đạo Phật là một trong những hệ thống niềm tin cổ xưa nhất trên thế giới, Phật Giáo vừa là một nền triết học vừa là một tôn giáo, chúng ta chỉ có thể thoát khỏi khổ đau bằng trí tuệ của riêng mình. Ngày nay hơn 350 (1) triệu người thực hành theo Phật Giáo, có rất nhiều người cảm thấy bị thu hút vào một tôn giáo, mà quyền quyết định là ở mỗi cá nhân con người.

Phim rất ý nghĩa sâu sắc do sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng 7 kỳ quan:

  • 1. Bồ Đề Đạo Tràng Ấn Độ
  • 2. Bảo Tháp Boudhanath, Kathmand, Nepal
  • 3. Chùa Răng (Temple Of The Tooth), Kandy, Tích Lan
  • 4. Wat Pho Temple, Bankok, Thái Lan
  • 5. Angkor Wat, Campuchia
  • 6. Giant Buddha, Po Lin, Hồng Kông
  • 7. Hsi Lai Temple, Los Angeles, Hoa Kỳ

Thuyết minh, tường thuật, diễn giải sâu sắc về cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất thú vị. Phụ họa với sử gia Bettany Hughes, có giáo sư Robert Thurman dạy triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến Sĩ Ulrich Pagal về ngôn ngữ tôn giáo, và ông Richard Coombrich, đại học Oxford.

Lời Thuyết Minh – Bảy Kỳ Quan Phật Giáo

Sc.TNCH viết lại Lời Thuyết Minh từ trên Phim, xong ngày 13.04.2012

Tôi, vô danh, hiệu đính bài viết, xin tự sửa Đức Phật nhập Niết bàn năm 80 tuổi thay vì 84 như thuyết minh, và không cho rằng tín đồ Phật Giáo hôm nay với con số 350 triệu như Sử gia nói. Ngoài ra, theo tôi, Sử gia Bettany chưa tìm hiểu thấu đáo và sâu sắc về chữ VẠN của Phật Giáo nên giải thích có tính mơ hồ, lại đem so sánh với dấu hiệu của Phát xít Hitler – Đức.

Mở đầu:

Đạo Phật là một trong những hệ thống niềm tin cổ xưa nhất trên thế giới, Phật Giáo vừa là một nền triết học vừa là một tôn giáo, chúng ta chỉ có thể thoát khỏi khổ đau bằng trí tuệ của riêng mình. Ngày nay hơn 350 (1) triệu người thực hành theo Phật Giáo, có rất nhiều người cảm thấy bị thu hút vào một tôn giáo, mà quyền quyết định là ở mỗi cá nhân con người.

Tôi sẽ du lịch đến 7 kỳ quan của Phật Giáo trên thế giới, 7 kỳ quan cho ta thấy một cái nhìn sâu sắc về lịch sử phong phú và lâu dài của Đạo Phật ở mỗi nơi, tôi sẽ nhờ những người  theo Đạo Phật giúp ta hiểu về những quan niệm đặc trưng mà nó tạo nên niềm tin Phật Giáo ở địa phương đó. Tôi sẽ tìm hiểu nó, nó bắt đầu như thế nào? Nơi nào mà nó đi qua, và một số các di tích ngoạn mục nhất được xây dựng trên toàn thế giới bởi người Phật tử, và cố gắng khám phá một cách ngắn gọn, sự hấp dẫn của nền triết học mà nó đã cống hiến cho nhân loại trong gần 2500 năm qua những con số liên quan đến Phật Giáo tăng lên hằng năm và tôi sẽ giải thích lý do tại sao khi tôi thưởng ngoạn qua 7 kỳ quan hiện đại và cổ kính Phật Giáo thế giới.

Đây là miền Đông Bắc Ấn Độ, nơi đây Phật Giáo đã bắt đầu khoảng 500 năm trước Chúa Kitô. Hàng triệu người hành hương đến đất nước này, thành phố thiêng liêng với Bồ Đề Đạo Tràng, để viếng thăm nơi mà vị Thái tử trẻ Ấn Độ đã trải qua một cuộc đời chuyển hóa tự thân vĩ đại và sau này được biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi đã nghiên cứu các giai đoạn lịch sử khi Đức Phật sống trong hơn 20 năm đầu và tôi rất thích thú vì nó đang ở độ tuổi trưởng thành. Đó là thời gian khi một con người như Đức Phật hay như Socrates Hy Lạp cổ đại đã đảo lộn niềm tin của thế giới thay vì chuyên tâm vào truyền thống quy ước những nghi lễ. Họ đã giải quyết bằng đạo đức và năng lực tâm trí của con người, và tôi đặc biệt cuốn hút theo các dấu vết của Phật Giáo. Bởi vì như nền triết học đã trải qua 25 thế kỷ, nó đánh dấu một con đường cao thượng thẳng tắp, từ xã hội cổ đại đến thế giới ngày nay.

1. Đây là Bồ Đề Đạo Tràng

(Mahabodhi Temple, Bodhgaya, India)

Ngôi tháp “Đại Giác Ngộ” tại Bồ Đề Đạo Tràng ở miền Đông Bắc Ấn Độ là kỳ quan Phật Giáo thế giới đầu tiên của chúng ta. Tất cả những lý do Bồ Đề Đạo Tràng ở đây là vì 2500 năm trước, một con người đã trải qua một sự giác ngộ nội tại, bằng tự thân khi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề. Đó là tất cả những gì với sự bắt đầu hết sức tĩnh lặng và bình dị.

Người đàn ông đó chính là Sidhatha Gautama, và chúng ta được kể rằng Ngài đã từ bỏ quyền thế và gia đình để dấn thân vào một cuộc tìm kiếm khắc khổ. Một cuộc hành trình tìm hiểu những khó khăn vốn dĩ của con người, tạo nên bởi sự thất vọng, đau khổ và bất toàn mà Ngài đã chứng kiến qua mình. Đó là một cuộc hành trình lâu dài và khó khăn. Tất Đạt Đa từ bỏ những tiện nghi của thế giới vật chất, Ngài thiền định vào những tuần cuối cùng. Ngài phá bỏ những hiện trạng tôn giáo mà nó đã được thống trị bởi nhiều vị thần cổ xưa từ ngàn năm trước. Cuối cùng Ngài đạt được Niết Bàn, là những gì mà chúng ta miễn cưỡng dịch là “Giác Ngộ”, và đã trở thành Phật hay “Một bậc giác ngộ”.

Đức Phật, theo kinh điển Phật Giáo đã đi theo con đường riêng của mình với một sự kiên định, cho đến khi Ngài tìm ra câu trả lời cho sự đau khổ của thế giới. Vì vậy, nơi đây, 2500 năm trước, vào một đêm mùa Xuân ấm áp, Đức Phật đã đến đây và ngồi xuống, chúng ta được biết rằng Ngài bị quấy phá suốt đêm bởi nhiều thế lực xấu ác, nhưng sau đó khi mặt trời vừa mọc ở hướng Đông, Ngài đã bừng ngộ. Tháp Bồ Đề Đạo Tràng là Thánh địa của Phật Giáo. Đó là nơi Đức Phật đã giác ngộ, nhiều Phật tử tin rằng cây Bồ Đề và các thế hệ sau của nó vẫn còn phát triển nơi đây. Vì thế, nhiều Phật tử đã đến đây để nhớ lại sự giác ngộ vĩ đại, sự khám phá của Đức Phật về bản chất thật sự của vũ trụ bằng sự thành kính hình ảnh của Đức Phật, nhiều du khách ở đây đến từ khắp nơi trên thế giới, từ hơn 90 quốc gia, nơi mà Phật Giáo đang khởi sắc. Bồ Đề Đạo Tràng là một trong những địa điểm quan trọng đối với Phật tử khắp năm châu. Nó có công dụng như một nam châm hay một điểm trung tâm cho Phật tử từ khắp nơi bốn bể. Bạn có thể khẳng định đó là nơi Phật Giáo bắt đầu. Tôi không phải là Phật tử nhưng nếu bạn hỏi bất cứ ai biết đến Phật Giáo, họ sẽ cho bạn biết đó là một nền triết học hết sức phức tạp để chỉ dạy hay giải thích, mà cách tốt nhất để hiểu là thể nghiệm chính nó, và bằng sự trải nghiệm trong đạo Phật, tôi sẽ cố gắng giải thích những điểm trọng tâm của một nền triết học mà đôi khi dường như quá phức tạp, vượt ngoài tầm với. Tôi sẽ bắt đầu với ba ngôi báu quan trọng trong Đạo Phật như những gì chúng ta biết là “Tam Bảo”.

Đầu tiên là cuộc đời hình ảnh của Đức Phật. Tất cả Phật tử được khích lệ phương pháp tiếp cận cuộc sống theo kiểu của Ngài. Điểm quan trọng nhất trong giáo lý của Đạo Phật, và cũng là sự khác biệt rõ ràng với các tôn giáo khác là Đức Phật dạy rằng mỗi chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm với cuộc sống của riêng mình và tự cứu độ lấy chính chúng ta. Không một ai khác có thể chịu trách nhiệm thay, Đức Phật không tự xưng là một vị thần nào cả cũng không phải một vị cứu tinh riêng biệt nào. Ngài tự xem mình là một người thầy hay một người dẫn đường. Thông điệp của Ngài áp dụng cho mọi người thuộc tất cả tầng lớp trong xã hội cổ đại Ấn Độ từ thương gia, nông dân, đến giai cấp nô lệ. Đức Phật trong quá trình thức tỉnh tâm linh của mình, đã từ chối một số phương pháp của Ấn Độ giáo. Ngài bác bỏ một số yếu tố triết lý của đức tin Hindu, Ngài phê phán cái địa vị của Bà La Môn hay thần thánh trong xã hội bấy giờ mà nó là một địa vị rất ưu đẳng, Ngài thuộc tầng lớp quan trọng trong hệ thống giai cấp nhưng Ngài tự đặt mình ngoài hệ thống ấy.

Đức Phật đã dùng những năm tháng về sau của mình qua lại trong các khu rừng sâu trong nhưng khu vườn xoài, từ làng này đến làng nọ những người hiểu đạo sẽ mang thức ăn và quần áo đến cho nhà minh triết và nhóm đệ tử của Ngài, và đổi lại, Ngài khuyến khích họ xét lại mục đích và lối sống, để xác định nền tảng đạo đức cho họ. Mặc dù Đức Phật đã không thiết lập một hệ thống thờ tự, hoặc chùa chiền, nhưng qua những thời gian, những địa điểm quan trọng trong cuộc đời Ngài dần dần biến thành những nơi thờ tự.

Nguyên Bồ Đề Đạo Tràng chỉ là một nơi tôn nghiêm được đánh dấu bằng một lan can đá, sau Phật nhập Niết Bàn 200 năm, một ngôi tháp vĩ đại, tháp Bồ Đề đã được dựng lên nơi này. Khoảng 400 năm sau, ngôi chùa đầu tiên xây dựng ở đây để tưởng niệm cây Bồ Đề được thay thế bởi kiểu chùa xây dựng để tôn thờ Xá Lợi và hình ảnh Đức Phật vốn rất phổ biến thời bấy giờ.

Các ngôi chùa và đặc biệt là Đại Tháp Bồ Đề, thể hiện tầm quan trọng của đền đài Phật Giáo, và theo đó bạn biết được ý tưởng xây dựng ngôi tháp này là để phụng thờ tôn tượng, bắt đầu từ đây. Vì Phật Giáo trải qua nhiều thế kỷ, có lẽ không thể tránh khỏi việc đồng hóa nhiều khía cạnh của một tôn giáo, với nhiều đền chùa, khách hành hương và sự phân cấp tín ngưỡng, có thể bạn được ban phước trong một Đạo Phật bị ngộ nhận như một trong những điều kỳ diệu hay những niềm tin vào thần thánh trên thế giới, nhưng có một sự khác biệt quan trọng bằng việc tập trung nhấn mạnh vào hệ thống đạo đức cá nhân và phá vỡ đi những truyền thống quy ước và nhiều nghi lễ cũ. Đức Phật là một trong những con người đã cho chúng ta một thế giới tiến bộ, và dù chưa bao giờ phủ nhận thần thánh mà chỉ đơn giản dạy rằng: bạn không cần nương tựa vào thần thánh để mọi thứ được tốt đẹp.

Theo nhiều nguồn Phật Giáo, một quan niệm mới cho rằng Đức Phật nhập Niết Bàn năm 80 tuổi, báo thân của Ngài đã được hỏa táng, nhưng Xá Lợi vẫn còn, chúng được phân phát cho nhiều bộ lạc, vương quốc, vua chúa khác nhau, những người đang theo đạo hiện nay muốn tôn vinh giáo chủ của mình bằng cách xây dựng nhiều tượng đài và bảo tháp, để bảo lưu những gì còn sót lại của Ngài.

2. Tháp Bodanath, Khathmandu, thủ đô của Nepal.

Kỳ quan Phật Giáo thế giới thứ hai của chúng ta là tháp đứng Bodanath, lần đầu tiên nó được xây dựng vào thế kỷ thứ 5 hoặc đầu thứ 6 trước Công Nguyên, sau đó được trùng tu lại một vài  lần, cuối cùng xây kèm theo ngôi mộ khổng lồ này vào thế kỷ thứ 14, nó lớn nhất tiểu lục địa Ấn Độ, một nơi linh thiêng cho hàng ngàn Phật tử khắp năm châu, tôi sẽ tìm hiểu thêm tại đây về Tam Bảo trong Đạo Phật, Phật Giáo, và những gì liên quan đến Đạo Phật, bao gồm trong ba điều mà họ gọi là Tam Bảo. Ba điều này liên quan  mật thiết với nhau.

Đầu tiên là Phật: giáo chủ tôn giáo của họ. Thứ hai là Tăng: đó là đoàn thể của những vị xuất gia. Thứ ba là Pháp: pháp liên quan đến những lời dạy và giáo lý của Đức Phật. Nói cách khác, chính là những gì Đức Phật đã khám phá và cũng là chơn lý.

Ở đây bạn luôn luôn có cảm giác đang được dõi theo bởi cặp mắt chính biến tri của Đức Phật luôn thấy bạn ở mọi hướng. Một cách ngẫu nhiên, nét cong giữa gương mặt Ngài không phải mũi của Ngài, nó chính là  ký tự số 1 trong tiếng Phạn để biểu trưng cho niềm tin hiệp nhất của Phật Giáo, bạn sẽ không thấy cái gì biểu hiện đôi tai của Đức Phật và có một lý do đặc biệt cho điều đó. Chúng được kể rằng không bao giờ muốn nghe mình được tôn thờ, và dĩ nhiên đó là những gì độc đáo về Đạo Phật. Đây là tôn giáo không có cơ quan thẩm quyền trung ương, thay vào đó chỉ có một tôn chỉ rằng con người là chủ nhân ông của chính mình, chính con người mới có khả năng điều khiển số phận của mình. Nó không phải là vô thần, bởi vì họ tin vào sự tồn tại của nhiều loại thánh, chỉ đơn giản là họ không tin rằng những vị đó tạo ra vũ trụ, và vì thế họ không thể cứu được khỏi khổ đau. Chính họ cũng cần sự cứu khổ vì tuơng lai của họ sẽ hết phước ở cõi Trời và trở thành những chúng sanh mẫn, cảm với khổ đau.

Tại tháp Bodanath, rất nhiều người đến để nhiễu tháp và tỏ lòng tôn kính Đức Phật. Ani Choying là một sư cô nổi tiếng khắp Nepal qua giọng hát ngọt ngào của mình. Thực tế, cô ấy được biết đến như một nữ tu ca sĩ, chúng tôi xem đây là một nơi hết sức tâm linh, là một nơi linh thiêng và chúng tôi tin rằng tất cả Xá Lợi quan trọng của Đức Phật đều ở trong tháp này và nó giữ một vị trí tín ngưỡng đặc biệt. Mọi người đến quanh đây luôn thầm niệm chú và chuyên tâm thiền định, họ hữu nhiễu, lễ lạy, giữ thân tâm an lạc và ý niệm trong sạch để trì tụng kinh chú cũng như cầu nguyện. Vậy nên hãy cố gắng đưa bạn vào chánh niệm và oai nghi. Đây là một nơi vô cùng phước lạc.

Ani đến từ Tây Tạng, hàng nghìn Phật tử Tây Tạng hiện đang sống ở Nepal là những người tị nạn, các thương hiệu Phật Giáo theo kiểu Tây Tạng nhưng lại là của những người Nepal. Tính linh hoạt và đa dạng luôn là một trong những điểm mạnh của Phật Giáo. Chính Đức Phật đã nói không nên có một ngôn ngữ Phật Giáo duy nhất. Thay vào đó Phật tử được khuyến khích chú trọng vào tính tùy duyên dựa trên nền tảng tuệ giác của Đức Phật. Vài người ở đây sẽ kể cho bạn nghe về việc một mảnh xương Xá lợi Phật được chôn sâu trong bảo tháp. Bây giờ tôi không chắc chúng ta có thể chứng minh điều đó, nhưng chắc chắn đây là ngôi tháp lớn nhất của Nepal, đồng thời là một trong những bảo tháp lớn nhất thế giới, và nó vô cùng ấn tượng, nhưng ý nghĩa thực sự của nó, không phải vẻ bên ngoài vì nó được xây dựng để tượng trưng những điều đặc biệt gì đó. Vì người ta tạo ra nó muốn thực hiện hóa trí huệ của Đức Phật, biểu tượng của bảo tháp rất thú vị vì nó có các yếu tố đất, nước, gió, lửa và không gian, nhiều hình dạng khác nhau, để diễn tả chúng, họ đặt chúng trong một hình thức thẩm mỹ cao, mà lấy ý niệm là tâm thức giác ngộ của Đức Phật cho rằng thế gian là môi trường lý tưởng cho con người để giải phóng khổ đau.

Đức Phật tập hợp quanh mình những ai chia sẻ cùng Ngài một nhận thức và mục đích, dần dần nhóm này trở thành một cộng đồng chính thức, mà cái tên của nó lấy từ những hội đồng quý tộc cổ xưa. Tăng già, Tăng đoàn Phật Giáo đã trở thành một truyền thống tu viện bao gồm những vị xuất gia nam và nữ và Tăng là một trong Tam Bảo của Đạo Phật.

Cảm giác đầu tiên của tôi về Tăng là tiếp cận một giờ hành lễ nghiêm trang. Mỗi buổi sáng ở Bodanath, bình minh vừa lên, các vị Tăng ở mọi lứa tuổi đều tập hợp để thực hiện nghi lễ đầu tiên của mình và nghi thức trong ngày. Tăng đoàn là một trong các tổ chức tâm linh hoạt động diễn tiến lâu đời nhất trên thế giới.

Tụng kinh: những gì đang được tụng ở đây là một bài Tarapuja (một buổi lễ cúng dường) nó là một bài chú có mục đích giải thoát đau khổ, nó thực sự thú vị vì “Tara” được cho là một nữ hóa thân từ trí huệ của Đức Phật, một điều gì đó cực kỳ linh nghiệm, ý tôi thì nó chỉ là một khái niệm trừu tượng của trí tuệ mà là một loại ý niệm trị liệu khổ đau, thực sự mạnh hơn cả chính thuốc uống.

TIẾNG CHUÔNG TRỐNG

Tăng đoàn bao gồm cả nữ giới được thiết lập cho phép những người nữ mong muốn học Phật trong một môi trường kỷ luật và thời gian khép kín để tập trung vào giáo pháp, nhằm thoát khỏi những phiền não của lối sống thế tục. Một vài dặm bên ngoài Kathmandu. Ani, Sư cô ca sĩ đang làm việc cho tu viện của mình. Đó là buổi quy y cho các bé gái, nhiều em nhỏ chỉ mới 10 tuổi, độ tuổi mà chúng có thể bắt đầu cuộc sống của một chú tiểu.

Những cô gái ở đây hầu hết đến từ những gia đình khó khăn, rất nghèo khổ và một điều nữa là cha của chúng thường là những người thất học, và chúng thường bị đối xử một cách tệ hại, và họ không cho rằng đứa con mình đi học là một việc tốt, nên tôi cố gắng cưu mang chúng, và giúp chúng những gì tôi có thể. Đã từng xảy ra việc tranh luận cho phụ nữ có mặt trong hàng ngũ Tăng già. Đức Phật đã cho phép phụ nữ trở thành Tỳ kheo ni, để sống một cuộc đời cống hiến cho sự phát triển tâm linh. Giống như chư Tăng, chư Ni cũng phải sống đời sống phạm hạnh thanh tịnh, vì theo họ là một trong ba báu vật của Đạo Phật, họ không chỉ là những người “lính” theo chân Đức Phật mà còn là một hiện thân cho niềm tin của chính mình.

Như vậy, tôi đã nói về hai trong ba ngôi báu của Phật Giáo, Đoàn thể Tăng già và cuộc đời Đức Phật, nhưng còn yếu tố thứ ba là Pháp hay những lời dạy thì sao?

Cô có thể giúp tôi hiểu đôi chút về Pháp, Pháp được mô tả như thế nào? Cô hiểu thế nào về Pháp?

Theo tôi hiểu Pháp là những gì bạn làm, rất thực tế, tiện nghi, vì lợi ích của tất cả chúng sanh, không phương hại và vì phúc lợi của mọi người, cho bạn, chính là Pháp.

Dharma is not Hindu or Buddhist

Not Sikh, Muslim or Jain

Dharma is purity of heart

Peace, happiness, serenity.

Pháp có nghĩa là sự thanh tịnh tâm, Pháp là sự yên tĩnh, và Pháp là niềm an lạc của tất cả mọi người.

Có thể đạt Pháp bằng nhiều cách đặc biệt không? Có phải nhiều nguyên tắc hướng dẫn những điều cô làm?

Chúng tôi được dạy những gì có thể gây ra đau khổ, và làm thế nào để tránh gây ra đau khổ trong cuộc sống của riêng mỗi người, và khi bạn thực hiện những lời dạy này tôi nghĩ rằng đó là những gì thực sự có thể cống hiến cho mình và tha nhân, và tôi nghĩ đó là Pháp. Trong kinh điển Phật Giáo, đề cập đến giáo lý của Đức Phật như những gì Ngài đã khám phá trong tiến trình đưa đến giác ngộ của Ngài.

Thực tại của pháp giúp bạn thoát khỏi khổ đau, đó là nghĩa gốc từ pháp có nghĩa là để giữ lấy, và Phật dạy pháp giúp chúng sanh khỏi đau khổ. Đến Nepal tương đối dễ dàng nhận ra hai bảo trong Tam Bảo của Phật Giáo. Chính ý nìệm về Đức Phật và hình ảnh của Ngài ở khắp mọi nơi, còn chư Tăng tại Kathmandu có khắp các góc phố, nhưng điều khó là xác định được Pháp, là hệ thống niềm tin, triết học hay tôn giáo, hoặc bất kỳ cái gì bạn muốn gọi nó trong Phật Giáo. Có lẽ thiếu thực tế để tôi hy vọng có được một định nghĩa độc lập cho khái niệm rộng lớn như vậy?

Chính Đức Phật nói pháp giống như muối trong đại dương, chỉ thuần một vị mặn duy nhất, vì vậy, Đức Phật ngụ ý pháp có thể được nếm ở bất cứ nơi nào, bởi bất cứ ai, nhưng cũng như một sử gia, vấn đề của tôi là làm thế nào để pháp “vị” đó trở nên phổ biến, đặc biệt cách thức Phật Giáo tự thiết lập như là một hệ thống niềm tin toàn cầu. Pháp Phật rất phù hợp trong thời đại của chúng ta, nhưng với tất cả những ý tưởng lớn tân thời, họ cần một làn sóng hỗ trợ phổ biến, một sự bảo trợ, hoặc cả hai để có được một chỗ đứng vững chắc và thật sự linh động. Bằng sự quan tâm đúng mức những gì Ngài dạy, Phật Giáo phát triển mạnh sau Phật nhập diệt khoảng 200. Năm 250 trước Tây lịch, vị hoàng đế bá quyền, cường bạo Asoka đã thống nhất hầu hết Ấn Độ cổ đại, triển khai một đồng minh lớn nhất của Phật Giáo. Asoka bị ám ảnh bởi những ký ức mà ông đã gây ra do kết quả của việc tranh giành quyền lực và ông quyết định hoàn thiện để sám hối sai lầm đó, ông mạnh mẽ phát huy tư tưởng Phật Giáo trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ. Theo hệ thống Phật Giáo trong nhiều thế kỷ sau sự bảo trợ của Asoka, tư tưởng và triết học Phật Giáo phát triển thành ít nhất là 18 trường phái. Một trong chúng ta là Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn còn tồn tại đến ngày nay và còn chủ yếu ở phía Nam và Đông Nam Châu Á. Một nhánh khác được gọi là Đại Thừa, nghĩa là “Con đường lớn” hay “Bánh xe lớn”, hầu hết ngày nay nó được thấy ở phía Bắc và phía Đông châu Á qua việc ứng dụng Phật Giáo, ông đặc biệt chú trọng kết quả của những gì mình làm cũng như suy nghĩ và lối sống của ông nói chúng là nghiệp của ông. Nghiệp là từ phổ biến ở phương Tây ngày nay, nguồn gốc của nó có từ hệ thống niềm tin cơ sở Ấn Độ, nhưng giá trị của nó trở nên một cơ sở quan trọng trong khái niệm Phật Giáo, tôi sẽ tìm hiểu điều đó.

3. Temple of The Tooth, Kandy, Sri Lanka.

Tại ngôi Chùa Răng ở Kandy, Sri Lanka cũng là kỳ quan Phật Giáo kế tiếp của chúng ta. Phật tử Sri Lanka tin rằng Xá lợi Răng Phật được đất nước họ mua vào khoảng năm 300 trước TL. Việc giữ gìn Xá lợi đã trở nên thành trách nhiệm của các vị vua trong nhiều năm qua, những người giám hộ Xá lợi đã trở thành biểu trưng cho quyền cai trị. Đức Phật được cho là đã có hai gia tài cho các thế hệ tương lai là lời dạy từ bản thân Ngài là Giáo pháp, và cũng chính từ thân thể vật lý của Ngài là Xá lợi. Và ngày nay nó được phân tán trong nhiều đền thờ khắp toàn cầu và một trong những cái quý nhất được giữ ở đây, trong Chùa Răng này, Xá lợi làm sinh động hình ảnh Đức Phật với mọi người, nó tiếp thêm nguồn năng lượng cho họ. Thực tế thì Xá lợi có khắp nơi trong nhiều chùa chiền trên thế giới, một mảnh xương hay một cái gì đó, cũng giống như ở Châu Âu, bạn có nhiều Xá lợi của các vị Thánh, đó là một cách làm cho sự hiện diện của một người trở nên gần gũi hơn, tô tạo ra nhiều năng lượng hơn, như một nam châm thu hút những ai tín ngưỡng.

Đền thờ đứng ngay trong tâm của một khoảng sân lát đá, trần nhà được trang trí với đá hình mặt trăng và nhiều thiết kế hoa văn, có nhiều phù điêu hình mặt trăng và hình ngà voi trên các cửa ra vào. Phòng bên trong có chứa xe răng và nhiều vật thiêng liêng khác bao quanh là một dãy hành lang rực sáng màu sơn, các Tăng sĩ thực hiện việc thờ cúng hằng ngày ở bên trong tháp bảo vì nghi lễ được tiến hành vào lúc bình minh, giữa trưa và buổi tối, Xá lợi Răng ở tầng trên của một tháp vàng, và chỉ được hé một phần nhỏ. Xá lợi linh thiêng được tắm biểu trưng bằng “nước thơm” từ nhiều loại hương hoa thảo dược, nước thiêng này được tin là có đặc tính chữa bệnh, nó được chia cho những người có mặt ở đó. Mỗi tuần một lần, nhiều người mẹ cùng với con của họ tập trung tại chùa, tất cả những bé thơ này đang đợi các vị Tăng sĩ chúc phúc để được sự tiếp nhận, sự hộ trì của Đức Phật cho đời sống sau này của chúng.

Chúng được quấn quanh cổ tay một xâu chuỗi màu trắng, điều này có nghĩa là từ đây Đức Phật sẽ bên chúng cho đến hết cuộc đời. Nhận được phước lành ở độ tuổi thơ bé này là hết sực quan trọng với bọn trẻ, vì mọi thứ mà chúng làm từ đây, những hành động tác ý của chúng, từ suy nghĩ, lời nói đến việc làm, nói chung là nghiệp của chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tái sinh của chúng ở đời sau. Nghiệp là một trong những khái niệm chính yếu của Phật Giáo. Đó chính là niềm tin về bất kỳ một hành động tác ý nào của chúng ta, dù suy nghĩ hay việc làm sẽ được phản ảnh lại bởi một cái đó tương tự xảy ra trong tương lai của chúng ta. Vì vậy, nếu bạn hại một ai đó, bạn sẽ bị hại lại. Luật nhân quả này có thể mang đến hiệu quả hoặc tốt xấu trong tương lai tùy thuộc những gì chúng ta đã làm. Bởi vì nhiều Phật tử tin chúng ta có nhiều kiếp sống nên kết quả có thể ảnh hưởng hết kiếp này đến kiếp sau.

Nghiệp có nghĩa là những gì bạn làm, nghĩa đen của nó là hành động. Phật dạy rằng: tất cả nghiệp bao gồm cả thiện trong bất thiện do bạn tự quyết định lấy. Bây giờ chúng ta nhớ rằng với Đạo Phật, cuộc đời của bạn sẽ tiếp tục nhiều hơn là những gì bạn thường nghĩ chỉ có trong đời này. Thực tế, bạn được tái sinh từ vô số lần cho đến khi bạn có khả năng kết thúc chúng.

Phật Giáo dùng một ẩn dụ để giải thích nghiệp, họ nói rằng nếu bạn gieo hạt giống cây kế (một loại cây gai), bạn không thể mong đợi cây táo lớn lên sau đó, và nó rất rõ ràng. Đó là luật nhân quả cơ bản và như là một sử gia, tôi biết rằng nguyên tắc đó hết sức hợp lý, chúng ta đều bị ảnh hưởng từ quá khứ và tương lai của chúng ta sẽ bị chi phối bởi quá khứ và hiện tại. Do đó Phật dạy rằng chúng ta nên chánh niệm với những hành động của mình và Ngài cũng làm sáng tỏ một điều gì đó về con người, tất nhiên, vấn đề là nghiệp có cả tốt và xấu.

Ở Sri Lanka những năm gần đây, luật nhân quả đã được kiểm chứng. Trong gần ba thập niên đất nước này bị tàn phá trong cuộc nội chiến đẫm máu gần 100,000 người đã thiệt mạng. Hiện nay Sri Lanka đang phục hồi từ cuộc xung đột làm suy kiệt đất nước giữa nhóm nhỏ người Ấn Giáo Tamil và phần lớn người Phật giáo Singhalese. Ngôi chùa Răng hư hỏng nặng vì sự tàn phá suốt cuộc chiến tranh, ngày nay nó được trùng tu đầy đủ. Phật tử tin rằng họ có thể chấm dứt cái vòng quay của sự chết và hủy diệt này. Họ chắc chắn rằng thực hành một con đường sáng suốt nào đó có thể giải thoát sự sanh tử liên tục, mà trong Phật Giáo nó có cái tên là: Luân Hồi. Và bây giờ tôi sẽ tìm hiểu về khái niệm luân hồi. Khi đến kỳ quan Phật Giáo thế giới tiếp theo, vì tư tưởng Phật Giáo đã phát triển mạnh ở Sri Lanka, quốc vương xứ này gởi nhiều vị sứ giả đến các quốc vương lân cận ở Đông Nam Á để truyền bá đạo Phật.

Vào thế kỷ thứ 11, Phật Giáo Nguyên Thủy đã được thiết lập rộng rãi ở Thái lan, và ở tại Bangkok này, gần 90% người Thái là Phật tử. Lý do mà Phật Giáo phát triển mạnh mẽ và bền bĩ ở đây là vì ngay từ buổi ban đầu của nó, đã có sự hỗ trợ của vua Thái. Một vị vua khao khát thành Phật. Ông đã là một vị tu sĩ thực thụ trong 25 năm trước khi lên ngôi. Mỗi khi những gia đình hoàng gia xây dựng một cung điện mới, họ cũng thiết lập bên cạnh một tu viện hay một quần thể thờ tự như một loại dấu hiệu biểu lộ sự công chính của mình và do vậy tạo ra một Phật Giáo đầy hứa hẹn, quần thể chùa tại Bangkok này chắc chắn dành cho một vị vua. Đây là Wat Pho, kỳ quan Phật Giáo thế giới tiếp theo:

4. Wat Pho Temple, Bangkok, Thailand.

Đó là một hợp thể chùa cổ xưa và lớn nhất Bangkok, ngôi chùa của hơn một ngàn tượng Phật. Quần thể bao gồm một ngôi chùa, khung viên ứng dụng và sân chùa rộng lớn, một rừng tháp dày đặc, những họa tiết hoa sen thủ công tinh tế ở bên trong cung điện lộng lẫy là tượng Phật nằm bằng vàng, tượng Phật này dài gần 43m cao 15m, phải mất 5 năm xây dựng, bắt đầu từ năm 1788. Đây là một trong những công trình nghệ thuật tượng đài kỳ vỹ và lộng lẫy nhất mà tôi từng chứng kiến, phải nói rằng tôi thích sự hoành tráng của nó. Tôi thích điều mà nó muốn nói “hãy xem tôi, xem những gì con người có thể làm”, “con người có thể tạo ra cái đẹp từ những thứ bỏ đi”, bởi vì ở đây cả hàng ngàn mảnh ngọc trai được sử dụng và 153 lá vàng nhưng nó có vẻ không đơn giản như những gì tôi nói, mà đây là hiện thân của con đường trung đạo, khái niệm chính yếu của Đạo Phật về sự thái quá cũng như cực đoan nên tránh ở mọi trương hợp, vì không có sự nghi ngờ đây là một điều phung phí tượng Phật nằm, qui mô lớn được xây dựng trên khắp trung tâm nước Thái. Để xây dựng một tượng Phật nằm, không phải là một quá trình đơn giản vì hầu hết tượng Phật không được đúc mà được làm từ gạch, thạch cao, xi măng. Đó là một hình ảnh rất được tôn kính, vì vậy nó phải được trang trí bằng những vật liệu giá trị và dĩ nhiên vật liệu quí nhất được tô điểm cho Đức Phật bằng vàng.

Trong Phật giáo, vàng được tượng trưng cho mặt trời và lửa. Điều giá trị nhất của kim loại, nó phù hợp cho những bức tượng linh thiêng là qua sự kết hợp của nó với mặt trời, thần mặt trời trong đền thờ Ấn Giáo. Phật Giáo Thái Lan và những nước Nam Á khác thì vàng là minh chứng tối thượng cho lòng mộ đạo của một con người.

Công đức ép vàng lên thân Phật là để tưởng niệm Đức Phật khi còn sống. Ngài là một vầng hào quang vàng rực rỡ tỏa sáng. Họ tin như vậy, nhưng vàng tượng trưng cho sự giàu có hùng mạnh của nó trở thành cái cớ cho các vua Thái thể hiện lòng mộ đạo của mình nhằm tạo dựng một mối quan hệ vững chắc giữa tư tưởng của Đạo Phật với quyền lực nhà nước. Vua Rama thứ III là người sở hữu một bức tượng Phật nằm được phục hồi tráng lệ trong thời đại hưng thịnh của ông vào giữa thế kỷ thứ 19, nó được gọi là “tướng nằm sư tử” khi nhập Niết Bàn, Ngài cũng ở trong tư thế sư tử ngọa. Nó được mô tả Ngài nằm nghiêng phía bên tay phải nâng đầu trong tư thế nghỉ ngơi.

Lý do mà Đức Phật có một nụ cười thanh thản là do Ngài đã đạt giác ngộ Niết Bàn. Điều này đồng nghĩa Ngài thoát khỏi những gì được gọi là luân hồi trong đạo Phật, vòng sanh tử vô tận của cuộc đời, của ái dục và vô minh mà nó chỉ dẫn tới đau khổ. Chính luân hồi tạo nên vòng tái sanh một cách hiệu quả cũng như chúng ta sinh ra vô số lần trong luân hồi chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, ta có thể sanh làm ngưòi, làm trời hay bạn có thể bị tái sinh làm loài vật.

Kể cho tôi nghe bạn nghĩ gì về luân hồi, với tôi nó không chỉ là một bức tranh vật chất, như bạn biết, của cái vòng tròn sinh, già và chết. Với tôi nó cũng là một cái gì đó thuộc trạng thái tâm thức. Bạn phải xử lý cảm xúc tiêu cực nếu bạn có nhiều vấn đề, nếu bạn đang đau khổ, hay cảm thấy thất vọng, bạn sẽ không biết làm thế nào để giải quyết nó, nhưng nó chỉ là một điểm nhỏ trong nhiều điều xấu xảy ra với bạn, chỉ cần liên tục quán chiếu về nó bạn sẽ tìm thấy được hạnh phúc và an lạc thật sự. Bánh xe cuộc đời là một hình ảnh miêu tả quen thuộc trong Phật Giáo. Vào thời Đức Phật bắt đầu truyền giáo, nhiều người đã hiểu cuộc đời như một vòng quay bất tận mà trong đó mọi loài được sinh ra, già, yếu và chết đi để rồi tái sanh trong một kiếp khác. Đó là đầm lầy vĩnh viễn, trong đó không có sự tự do nhưng được Đức Phật cảm thấy có một lối thoát có thể thực hiện. Ngài dạy rằng qua hành động của người, nghiệp và qua cách sống được thiết lập bằng trí tuệ, đạo đức và từ bi, bằng thiền định, sự chuyển hóa tâm khỏi những tham ái, dục vọng, sự phóng túng thì có thể đạt được giải thoát Niết Bàn. Ngài tin rằng sự giác ngộ này sẽ tạo nên năng lực để giúp họ thoát khỏi luân hồi.

Tụng kinh:

Tư tưởng này tạo nên đặc tính riêng biệt cho những vấn đề tang ma trong Phật Giáo, những người hiện diện này đang khóc thương cho sự mất mát của họ nhưng cũng hy vọng rằng nhờ nghiệp tốt đã tạo, người chết ít nhất cũng tiến được một bước gần đến giác ngộ, họ có cơ hội tái sinh tốt hơn và một ngày nào đó có thể thoát khỏi luân hồi. Chỉ là sự lẩn quẩn của luân hồi, tôi tin như vậy, thân này giống như ngôi nhà tạm mượn ở trong giây lát, sau khi chết ta phải tìm một nơi ở mới, nó chỉ là vật tạm bợ mà thôi. Vì vậy những người Phật tử thuần thành tin rằng nếu ta sống tốt ở kiếp này thì bảo đảm được một nơi tốt hơn sau khi ta chết.

Đạo Phật cho rằng chỉ có duy nhất một con đường để thoát khỏi luân hồi là chấm dứt những khao khát, dục vọng và những não phiền trong cuộc sống thường nhật. Nói được bây giờ rất dễ nhưng thực hiện thì rất hết sức khó khăn, nên qua nhiều thế kỷ, người Phật tử đã ứng dụng nhiều phương pháp nghiêm túc để loại trừ những trắc trở và cám dỗ của thế gian, họ tự đặt mình vào con đường giác ngộ, đi đến Niết Bàn, mà chính Đạo Phật là một tấm gương điển hình để noi theo, Ngài tin rằng trong mỗi chúng ta đều có khả năng đạt được sự giải thoát và sự giác ngộ của riêng mình.

Phải mất nhiều năm Đức Phật mới có được niềm tin triệt để này. Ngài đã phát triển tư tưởng qua kinh nghiệm cá nhân của riêng Ngài, nhất là trong cảnh giới thiền định đặc biệt, và đó là thiền định Phật Giáo mà tôi sẽ tìm hiểu ở kỳ quan Phật Giáo thế giới kế tiếp của chúng ta. Phật Giáo vẫn tiếp tục truyền bá trong suốt thời kỳ Trung Cổ đến thế kỷ thứ 13. Phật Giáo hưng thịnh tại vương quốc Khmer, ngày nay là Campuchia.

5. Angkor Wat, Cambodia.

Hệ thống chùa Angkor này là kỳ quan thứ 5 của chúng ta. Đầu tiên Angkor Wat là một hệ thống cung điện linh thiêng của một hoàng đế Khmer, trên thực tế, ông ủng hộ Ấn Độ Giáo qua tư tưởng Phật Giáo, chúng không phải chỉ là những tòa nhà, mà còn là một khát vọng to lớn, toàn bộ khu phức hợp này được cho là một biểu tượng, tượng trưng vũ trụ quan Ấn Độ Giáo. Nguyên thủy một ngôi chùa là để tôn thờ thần Vishnu của Ấn Giáo và hóa thân như là một trung tâm vật chất và tâm linh của vũ trụ, một ngọn núi huyền thoại. Một loạt năm bức tường hình chữ nhật tượng trưng cho các ngọn núi khác nhau và tường thành ở đây gợi lên hình ảnh một vũ trụ bao la. Nơi này nồng nặc của sự hòa hợp giữa quyền lực trần thế và thần linh, và của mối liên hệ khắng khít giữa các vị vua và thánh thần, và dĩ nhiên chính niềm tin trong mối quan hệ đó là cảm hứng cho việc tạo nên phức hợp kiến trúc này, nhưng đối với một số người, nó thì quá đẳng cấp, quá độc quyền và Đạo Phật đưa ra một số giải pháp. Chính vị vua Jayavarman VII đã cải đạo sang Phật Giáo và chế độ của ông đánh dấu một đường phân chia rõ ràng với Ấn Độ Giáo trong quá khứ.

Trước năm 1200, nghệ thuật trong các ngôi chùa hầu hết miêu tả khung cảnh đền thờ của Ấn Giáo. Sau sự cải đạo của vua, cảnh phong Phật Giáo bắt đầu xuất hiện như là những mô tiếp tiêu chuẩn. Trong suốt triều đại của ông, có nhiều cuộc thảo luận cho việc xây dựng các thư viện, tu viện, công trình cộng đồng và nhiều cơ sở “thế tục”, để dễ tiếp cận với tầng lớp dân chúng. Vì vậy trong quá khứ lịch sử của Campuchia đã đặt nặng tính nhân bản của con người và Phật Giáo bắt đầu, phổ biến rộng rãi, bạn sẽ thấy nhiều hình ảnh kiến trúc của Phật và chư đệ tử nổi tiếng khắp nơi … trong các cửa cổng, tường thành và đền điện. Để bây giờ Angkor đang hiện diện cho thế giới một bộ mặt rất người.

Quần thể Angkor là một mô hình tiêu biểu theo phong cách kiến trúc cổ điển Khmer. Vào thể kỷ thứ 12, kiến trúc Khmer đã trở nên tinh xảo và bề thế, bề mặt những di tích có các khối đá sa thạch tinh xảo. Angkor nổi tiếng trong sự thiết kế hài hòa của nhiều tầng thế giới. Đặc tính nổi bật của kiến trúc là những tòa tháp được tạo dựng giống hình những búp sen. Một nửa các phòng trưng bày mở rộng ra các hành lang, phần còn lại kết nối các dãy vào xung quanh nhiều mô tiếp bậc thang xuất hiện dọc theo những con đường chính của ngôi đền. Các bức tường được trang trí bằng nhiều bức phù điêu để biểu thị những nhân vật thần thoại Ấn Giáo và nhiều quang cảnh sinh hoạt chi tiết. Điều này mô tả như một sự dậy sóng của đại dương, những yếu tố thiết kế khác đã bị mai một do nạn cướp phá và sự bào mòn của thời gian. Một số trong chúng được trát vữa và mạ vàng trên những mái nhà và các cửa ra vào được chạm trổ rất tinh vi. Đây là tòa nhà linh thiêng quy mô nhất thế giới, dù ngay nơi này chỉ còn lại vẻ đẹp cổ sơ kỳ bí, nhưng bạn phải tưởng tượng nó vào thời điểm hoàng kim. Tất cả những tảng đá này sáng rực màu sơn và tại hành lang này có cả hàng trăm bức tượng Phật được dát vàng, ánh sáng từ những bức tượng phản chiếu với tường thành, được đính kèm theo các loại ngọc thạch, ngọc bích và hồng ngọc. Bên ngoài có rất nhiều Tăng sĩ với cặp mắt khép lặng trong trạng thái thiền định, gương mặt của họ ánh lên như ngọn đuốc sáng làm từ nhựa rừng vì Phật Giáo chủ yếu là một hệ thống giáo dục, nên thiền định là một thành phần cốt yếu của hệ thống giáo dục đó.

Thiền định là nghệ thuật giúp bạn nhận thức trực cảm tất cả những mối liên hệ tương quan sâu sắc trong vũ trụ, và bạn phải trực tiếp cảm nhận nó để vượt thoát khỏi hệ lụy của tiến trình vô minh, và sự tự do này là giải thoát, là Niết Bàn. Tôi được một nhóm hành giả thiền mời đến chia sẻ kinh nghiệm thiền định, nhiều Tăng sĩ trong Tăng đoàn có thể mất hàng giờ mỗi ngày trong thiền quán, cách ngồi của họ, cũng như vị trí đôi tay của họ, được mô phạm lại cách thực tập của chính Đức Phật ngày xưa. Khi họ tập trung vào hơi thở thì không có một điều gì làm thay đổi cách thở của họ, họ không quan tâm điều gì dù là tốt hay xấu, tịnh hóa những vọng tưởng của tâm thức những cảm thọ, sự sợ hãi, tức giận … và những não phiền của thế giới bên ngoài, chỉ theo dõi từng hơi thở đến và đi. Tôi hoàn toàn không thể kiểm soát để ngăn cản những âm thanh cứ tiếp diễn có vẻ nó rất khó giữ sự yên lặng này một cách lâu dài, nhưng nếu bây giờ ai có thể hỏi tôi có sự sân hận nào trong tâm hay không, tôi sẽ nói không.

Trong kinh điển Pali dạy rằng có nhiều nơi đặc biệt tốt cho việc thiền tập. Một ngọn núi, dưới sườn đồi, trong hang đá, một nghĩa trang, một cánh đồng rộng, hay khu rừng thoáng, dưới một gốc cây hay sào sâu trong rừng, và chắc chắn những nơi này phù hợp cho những tiêu chuẩn như vậy. Nhưng tôi phải nói có lẽ tôi sẽ thực tập thiền theo cách của riêng mình trong một lúc. Thật sự tôi chưa thể thâm nhập sâu vào hơi thở và ngồi trong tư thế hoa sen, nhưng tôi hết sức xem trọng việc thực hành thiền định, nó rất tốt vì nó là một niềm tin tự thân về năng lực tâm thức của con người để chuyển hóa nhiều vấn đế trong cuộc sống này, chúng ta không cần nương tựa vào các thần thánh hay một quyền lực lớn mạnh nào khác mà chỉ cần quán chiếu tâm thức của riêng mình.

Nên chắc chắn con người Camphuchia có nhiều phương pháp để tìm ra năng lực nội tại cho việc giải quyết những vấn đề mà thế giới ném vào họ. Camphuchia đã hứng chịu một trong những cuộc diệt chủng và bạo lực tồi tệ nhất của thế kỷ qua. Giữa năm 1968 đến 1976, hơn 3 triệu người Campuchia đã bị giết trong cuộc chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, tiếp theo đó là những cuộc khủng bố và diệt chủng của chế độ Khmer Đỏ, một phong trào Cộng sản đã lãnh đạo Campuchia trong 4 năm (1975-1979).

Người Khmer Đỏ đối xử hết sức tàn tệ với Phật Giáo, hàng ngàn Tăng sĩ bị tàn sát và rất nhiều chùa chiền bị phá hủy, và nếu ai cố gắng giữ gìn niềm tin của nó, thì thường bị tra tấn và giết chết, nhưng dần dần, khi cơn ác mộng bắt đầu mờ dần, cũng là lúc Phật Giáo đang thiết lập lại ở đây một lần nữa và khi đến Angkor, bạn sẽ thấy đền thờ khiêm tốn đang hoạt động trong những góc nhỏ như thế này.

Ở Campuchia, Phật Giáo đang khẳng định lại chính mình, ngày nay, với những nỗi kinh hoàng đó, đất nước này đang dần thanh bình sau cuộc cai trị tàn bạo của chế độ Khmer Đỏ đó bây giờ lại là một địa điểm du lịch hấp dẫn của thế giới.

Thật cảm động khi đến Campuchia, vì nơi này đã là quê hương của những bước ngoặc ấn tượng nhất trong vận mạng của Phật Giáo, có nhiều thế kỷ Phật Giáo được coi như là một nền triết học cho cả vua quan và dân chúng, và sau đó chính những nỗi kinh hoàng của người Khmer Đỏ mang lại sự thay đổi, làm cho Phật Giáo bị triệt tiêu hoàn toàn gần như không chớp mắt, nhưng ngày nay nó đang được phục hồi từ từ với một tiềm năng lớn ở nơi đây và một lúc nào đó trong tương lai nó có thể lại trở thành trung tâm Phật Giáo năng động và quy mô nhất thế giới.

Trong Phật Giáo Campuchia đang bừng sáng từ đêm trường của chế độ Khmer Đỏ, thì Phật Giáo Hongkong, ở Trung Quốc cũng đang khẳng định chính mình, một truyền thống cổ đang phục hồi trong xã hội hiện đại. Lại một lần nữa Phật Giáo trổi dậy một phần có lẽ chính thái độ tích cực của nó rất thích hợp với sự phát triển siêu tốc của thời đại, đặc biệt phổ biến là thiền trong Phật Giáo. Một chút ngạc nhiên là dù ngày nay thiền song hành với Nhật Bản, nhưng khởi nguồn mạch ở Trung Hoa và tôi sẽ khám phá Thiền ở một trong những nơi sôi nổi nhất trên thế giới.

6. Giant Buddha, Polin, Hongkong.

Kỳ quan thứ 6 của chúng là một tượng Phật khổng lồ nhìn ra thành phố châu Á sầm uất này, bức tượng đồng khổng lồ này được hoàn thành vào năm 1993, nó biểu tượng cho mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, con người và tôn giáo. Tòa nhà Đức Phật khổng lồ ở Hongkong là một sự khẳng định truyền thống Đạo Phật cổ xưa về những công trình hình tượng Phật Giáo khổng lồ và những Tăng sĩ xướng lên dự án này ở Hongkong đã viếng thăm nhiều nơi ở Trung Quốc đại lục và Nhật Bản, thấy nhiều hình tượng Phật khổng lồ thời Trung cổ và họ cố gắng dựng lại một điều gì đó tương tự ở Lantan, nó là bức tượng Phật duy nhất nhìn ra hướng Bắc đối diện với Bắc Kinh, và được đặt tên là Thiên Tân sau chùa Thiên Đường ở thành phố đó, khi Phật Giáo bắt đầu truyền đạo, dường như mọi người tích cực ứng dụng như một Đạo Phật hiện thực trong cuộc sống. Nhưng sau đó, khi Phật Giáo đi qua những vùng đất như Afganistan, nó chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ Hy Lạp, do cuộc xâm chiếm của Đại đế Alexander, triết học Phật Giáo chỉ xem Đức Phật như một con người.

Ngày nay khi hệ thống niềm tin này truyền vào Trung Quốc, đầu của Đức Phật cong hình mái vòm, muốn thể hiện trí tuệ tuyệt vời của Ngài, một truyền thống mới được phổ biến rộng rãi, không chỉ diễn tả được Đức Phật dưới hình thức một con người mà còn làm điều đó với một quy mô rộng lớn, là một hình thức nghệ thuật đang được hồi sinh ở Hongkong. Mọi thứ về bức tượng này đều biểu thị cho một điều gì đó. Đức Phật đang ngồi trên một tòa sen, thể hiện Ngài thích vẻ đẹp tinh khiết của hoa sen lớn lên từ bùn lầy, gương mặt xinh đẹp tròn trịa của Ngài như một sự phản chiếu từ ánh trăng rằm 16. Đôi bàn tay trông thực thú vị vì tay phải đưa lên như là một động tác của phước lành. Đó là lời nguyện của Đức Phật muốn giải thoát toàn bộ thế gian khỏi khổ đau. Trên ngực của bức tượng có một biểu tượng hình chữ Vạn, và tất nhiên, không may khi nó cũng là chữ Vạn của Phát Xít Đức một thời (2), dù họ biểu thị nó cho mục đích không chân chính, nhưng nó thực sự có nghĩa là sức mạnh của vũ trụ, vì vậy điều này thể hiện từ bi và trí tuệ của Đức Phật luôn sẵn có trong tất cả muôn loài.

Phật ngồi trên một tòa sen trên đỉnh của bệ thờ lớn. Tượng được bao quanh với sáu bức tượng đồng nhỏ hơn, đang dâng cúng dường hoa quả, những phẩm vật khác như tượng trưng cho nhiều phương diện triết học Phật giáo, vì tất cả công đức đều rất cần thiết cho việc đạt giác ngộ. Bức tượng khổng lồ này là một phần của Tu viện Polin và hệ thống chùa được thiết lập gần 100 năm qua bởi ba thiền sư. Thiền đã phát triển thành một phần của Phật Giáo Đại Thừa, trường phái này được thực hành ở Trung Quốc và ở một số nước khác ở Bắc Á. Hành giả thiền tin rằng tất cả mọi người đều có những phẩm chất mà Phật có, và nhấn mạnh rằng những điều đó có thể được phát triển không chỉ riêng Đức Phật.

Mục đích của thiền là khám phá phẩm chất này bên trong mỗi người, bằng thiền định và thực hành lời Phật dạy. Mục đích tối hậu là trở thành bậc giác ngộ hoàn toàn, một vị Phật.

Thiền được phát triển ở Trung Quốc tên gọi từ chính tiếng Phạn Dhyana mà thật sự rất khó dịch, nó có nghĩa là một loại trạng thái tỉnh thức và nhạy bén của tâm, ở Trung Quốc nó được gọi là thiền và khi đến Nhật Bản nó có tên là Zen.

Đó là trường phái Phật Giáo nhấn mạnh việc thực hành thiền định trên những phương pháp nhất định nào đó, những gì bạn nên thực hiện là làm cho tâm bạn trống rỗng. Đây là trạng thái tâm mà tư duy logic không giúp chúng ta có được giác ngộ hay Niết Bàn. Không xa tượng Phật lớn, thiền được thực tập trong một tu viện nhỏ hẻo lánh. Phương pháp thiền im lặng là trọng yếu của thiền và nó được cả 2 giới tại gia và xuất gia thực hành. Một số người thấy rất khó để tìm ra một khái niệm về thiền.

Bạn sẽ định nghĩa nó như thế nào? Thiền có nghĩa là sự kết hợp giữa cuộc sống và sự thực hành của chúng ta. Thiền là trong 24 giờ đồng hồ khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi không bao giờ tách biệt khỏi thiền, cuộc sống hàng ngày và sự thực tập của chúng ta không thể tách biệt được, không phải hai thứ tách biệt. Thiền cũng có nghĩa là bên trong nội tại, như bạn biết trong tâm của chúng ta, và những trần cảnh bên ngoài, trong và ngoài trở thành một, đó là thiền. Vì vậy bạn không nên tạo sự tách biệt giữa thực hành thiền và đời sống hàng ngày. Có nghĩa khi bạn làm mọi thứ, khi bạn lau nhà, chuẩn bị thức ăn, hay lau chùi một cái gì đó, thì chính hành động đó là thiền. Thiền có nghĩa là những gì bạn đang làm, vì vậy, cũng có người đạt được giác ngộ khi họ đang trong bữa ăn, rửa bát, tất cả những điều này được thiết lập để giúp chúng ta sống với hiện tại, và có thể trong giây phút đó tâm bạn trở nên thanh tịnh và cuộc đời bạn cũng tươi sáng hơn. Đây đưọc gọi là thủy bát thiền, mục đích là mang nước đi mà không đổ giọt nào, bạn có thể thực hiện điều này qua việc ứng dụng thiền, vì nếu bạn vọng tưởng trong khi đang mang bát nước, bạn sẽ bị dao động làm đổ đi ít nhiều, nếu tịnh hóa tâm mình một cách triệt để, bạn sẽ hoàn toàn thành công.

Ở phương Tây nhiều người đã nghe về thiền, nó là một cái gì đó rất phổ biến, bạn nghĩ rằng điều đó một phần bởi vì nhu cầu cuộc sống của con người và thiền đáp ứng phương pháp cho họ, không chỉ phương Tây bận rộn mà phương Đông càng bận rộn hơn, đó là sự thật! Đó là sự lôi cuốn về tiền bạc, mọi người luôn lo lắng về cuộc sống, vì vậy rất quan trọng để biết cách thư giãn tâm trí của chúng ta. Sống trong giây phút hiện tại và giữ nó trong sáng. Nếu bạn có thể sống trong hiện tại. Ngay khi những rắc rối xuất hiện thì nó cũng ok, với tâm thức trong sáng của mình, bạn sẽ không bị kích động. Tôi nghĩ đây là sự thực hành quan trọng cho mọi người.

Những hành giả thiền ngày nay không thích dùng những từ ngữ đặc biệt để giới hạn phạm vi của thiền, nhưng nếu bạn muốn tìm một định nghĩa cho sự thực tập thì như một điều gì đó đại khái là niềm tin trọn vẹn vào năng lực trực giác, và một sự đơn giản nhạy bén. Tôi có thể thấy trực giác nội tại đang sống trong từng phút giây, trong từng ngày, bằng cái tâm trong sáng là một cách thức hữu hiệu để sử dụng thời gian của bạn, đó có lẽ là lý do tại sao trong nhiều trường hợp, Phái Phật Giáo Thiền đặc biệt thu hút những ai đang sống trong thế kỷ 21 bề bộn này.

THIỀN

Thiền là một phương thức hết sức thực tiễn của trí tuệ Phật Giáo. Nó khích lệ quá trình phục hồi đời sống đơn giản. Truyền thống thiền nhấn mạnh rằng sự giác ngộ có thể thực hiện ở đây và bây giờ, nó có phải là một pháp môn khó hơn rất nhiều so với những phương pháp khác?

Thiền có nghĩa là trực tiếp chỉ thẳng vào tâm của bạn, có nghĩa là thức tỉnh ngay đây, ý thức rõ ràng những gì bạn đang làm bây giờ, thực ra tâm chúng ta không phức tạp, mà chính vọng tưởng chúng ta về cuộc đời tạo nên sự rắc rối, vì vậy thiền là một công cụ giúp chúng ta đưa tâm quay lại với cuộc sống hàng này và đơn giản hóa nó.

Thiền cũng như tất cả sự thực hành của Phật Giáo triết học thành công cụ để hỗ trợ đời sống hàng ngày. Thiền cũng được thực tập để mang lại một hiệu quả thực chứng, hiểu biết về thế giới hay năng lực để ta giải quyết đau khổ, mà chúng ta thấy xung quanh hay bên trong chính mình, một điều làm tôi ấn tượng là bất kỳ sự đổi thay địa phương nào của Phật Giáo, thì vấn đề khổ đau vẫn là trung tâm của triết học.

Ngày nay còn thú vị hơn khi mà gần hơn 2500 năm các nền văn hóa Á Đông không hề nao núng trực nhận sự khổ đau, họ không ngại đặt nó vào vị trí trọng yếu nhất. Trong khi ở phương Tây đây là vấn đề đôi khi chúng ta hết sức bối rối, ví dụ ngày nay chúng ta bị cho rằng đang cố gắng trốn tránh cái chết, nhưng hãy nhìn vào bức tượng này, chính Đức Phật hứa khả giải quyết tất cả những đau khổ trên thế gian, vì vậy làm cho bạn tự hỏi liệu rằng Phật Giáo trong tưong lai có thể là một hệ thống niềm tin toàn cầu?

Chuyện gì sẽ xảy ra khi những tư tưởng Á Đông, đang đặt khổ đau vào vị trí quan trọng bắt đầu bám rễ ở Tây phương, tư tưởng và triết học Phật Giáo ngày một trở nên phổ biến trong thế giới cạnh tranh cao với nhịp độ nhanh ở tiểu bang California, Hoa Kỳ. Những khái niệm trong thời đại mới lẫn lộn với nền văn hóa lập dị vào những năm 1970 đã tạo nên những từ như nghiệp hay một Niết Bàn tầm thường. Phật Giáo cống hiến một cuộc sống tâm linh và chú trọng vào đạo đức mà không quá áp đặt, Phật Giáo khi mới truyền qua phương Tây, đặc biệt là bờ biển phía Tây Hoa Kỳ vào thế kỷ thứ 19 là do lao động Nhật Bản và Trung Quốc đến làm việc trên đường sắt, những ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên được xây dựng vào đầu thế kỷ này. Ngày nay, thành phố này là quê hương của một trong những ngôi chùa lớn nhất phương Tây.

7. Hsi Lai Temple, Los Angeles, Hoa Kỳ.

Chùa Tây Lai, Hacienda Heights, California, kỳ quan Phật Giáo thế giới thứ 7 của chúng ta. Bây giờ tôi sẽ cố gắng tìm hiểu những gì được gọi là khái niệm quan trọng nhất trong Đạo Phật, cũng là mục đích tối hậu bất tử (Niết Bàn). Việc quy họach và xây dựng ngôi chùa vào những năm 1980 đã chịu nhiều sự hoài nghi và chống đối từ cộng đồng địa phương. Việc xây dựng ngôi chùa ở vị trí hiện thời này, được duy trì với sáu điều lệ và 165 buổi giải thích. Cuối cùng, vào năm 1985, ngôi đền đã được cấp giấy phép xây dựng. Nó được hoàn thành vào năm 1988. Tôi sẽ kể bạn nghe sự hoàng tráng ở đây, chính là những bức tượng Phật, tôi chưa bao giờ thấy nhiều như thế, phải hơn con số ngàn.

Vâng, có hơn 10,000 tượng Phật ở đây, nếu bạn nhìn vào những bức tượng Phật này, bạn sẽ thấy ở đó có một vài cái tên. Đó là một cách tu của người Trung Quốc, họ cúng dường và sau đó được ghi tên gia đình của mình trên bức tượng, đó là tượng của họ. Đó cũng là một hình thức hộ trì ngôi chùa, họ đến và nói “Tôi có một Đức Phật ở đây”. Nó giống như một sự kết nối giữa Đức Phật ngoại giới và Đức Phật nội tại, một trong nhiều người Mỹ đã đến chùa này là Mario Lee, anh đã trở thành Phật tử sáu năm nay. Có rất nhiều người nói rằng sự thu hút của đạo Phật đối với nhiều người Mỹ bởi vì tinh thần hài hòa của nó, đến từ Đông phương, nhưng lúc đó nó cũng phù hợp với lối sống vật dụng “cái gì cũng tốt”, bạn có thể nói thế nào về điều đó? Tôi không có ý thiếu tôn trọng về điều này, nhưng tôi có một số người bạn, họ dùng Đạo Phật và thuyết Einstein, triết học Einstein, họ trộn lẫn nó vào triết học thời đại mới. Nó ổn thôi, nếu nó thuận tiện cho họ, nhưng mối quan tâm của tôi là nó là thuyết mọi chuyện đều tốt, như bạn biết, đó là một thị trường tự do tâm linh. Bất kỳ điều gì tôi đang nói và suy nghĩ hôm nay cũng đều tốt, vì ta có những giáo lý cốt lõi này nó sẽ giúp ta tự kiểm soát chính mình, vì vậy chúng ta không xen vào bất cứ điều gì “nếu nó cảm thấy tốt, đó là ok”. Chúng ta đang hết sức cố gắng để tránh nó. Phật Giáo cho tôi một nguyên tắc mà không cần dựa vào Thượng đế ban thưởng hay trừng phạt tôi. Hiện con số Phật tử đã tăng lên gấp mười lần. Ở Châu Âu và Mỹ trong 40 năm qua, hầu hết các nhà quan sát đưa ra con số từ 2 – 3 triệu tín đồ Phật Giáo thuần thành ở Mỹ.

Ngôi chùa Tây Lai này là một trong những ví dụ của chủ nghĩa bành trướng hiện đại Phật Giáo, nhiều Phật tử đến chùa này để lễ bái … những người khác đến đây để tu thiền. Ở phương Tây, hiện nay có sự quan tâm đặc biệt đến Yoga đơn giản như một phương pháp điều hòa hay như một hình thức thiền định. Yoga có nguồn gốc từ truyền thống Ấn Độ, có trước cả Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, và đôi khi nó được người theo Ấn Giáo dùng để khẳng định tâm thức với vật chất. Với Phật tử, Yoga là một sự hỗ trợ chìa khóa cho việc đạt được giác ngộ tự thân. Phật Giáo là một nền triết học rất cổ xưa nhưng trong một vài cách thức nào đó, bạn có thể nghĩ  rằng nó rất thích hợp cho đời sống người Mỹ. Bởi vì nó có tính khả thi, thật sự khả thi với Mỹ quốc, một lý do là chúng ta bị vật chất hóa, chúng ta biết điều đó, và tôi thấy bằng chính kinh nghiệm của mình, nó không thể giúp bạn có đựợc nơi mà bạn muốn, tôi không thể tin chỉ duy nhất mình tôi chịu sự ảnh hưởng này, tôi không thể tin điều đó, có nhiều lý do để giải thích, tôi chắc nhiều người cũng như tôi, để rồi đi tìm một thứ khác. Tôi không ngạc nhiên vì nó là một điều phổ quát, nó không chống lại bất cứ một tôn giáo nào cũng không ngược lại khoa học, nó rất phù hợp với mọi thứ. Ngôi chùa này được nhiều Phật tử Mỹ đến thăm với nhiều lý do, nhưng nếu bạn là một người mộ đạo thì một trong những động lực chính để đến đây là tìm kiếm sự giác ngộ … Niết Bàn.

Tôi rất muốn nói cho bạn về một định nghĩa giáo khoa, Niết Bàn là gì? Nhưng hãy xem Đức Phật nói rằng nó vượt qua ngôn ngữ, logic, tôi e ngại nó sẽ là một khái niệm thật sự khó khăn để định nghĩa. Niết Bàn chắc chắn là một trạng thái của tâm, mà nó bỏ hoàn toàn những cảm xúc âm tính của nhiều sự khao khát (tham), hay sự ghét bỏ (sân), cũng như trạng thái mê mờ (si). Đó là một trạng thái tâm mà bạn đạt được ở giây phút đó mãi về sau, bạn sẽ cảm nhận được một sự tĩnh lạc vô biên và con đường đó, Niết bàn là điểm cuối cùng, có phải là mục đích của bạn?

Vâng, Niết Bàn, Giác Ngộ, Sự Hiểu Biết tròn đầy, Sự Thức Tỉnh, tất cả những thuật ngữ có nghĩa tương tự nhau. Với tôi, nó là sự hiểu biết về chân lý là sự hiểu biết những gì là thực tại. Sao bạn tin Niết Bàn là mục đích bạn có thể đạt được? Tôi lạc quan một cách dè dặt về điều đó, còn nó thì sao? Có một số người nói rằng đó là một điều có thể, và đây là những người rất thông minh, tôi đang theo lời khuyên của họ, tôi nghĩ nó có thể thực hiện được, tôi nghĩ nó có thể được thực hiện.

Giống như nhiều thứ trong Phật Giáo, Niết Bàn rõ ràng phải được cảm nhận, không thể giải thích, nhưng đối với Phật tử thì con đường bạn đi, cuộc hành trình để đến đích dường như vô cùng quan trọng, Phật tử sẽ kể cho bạn nghe rằng Niết Bạn vượt ngoài không gian và thời gian, thật sự nó cũng có một chút hài hước bởi vì một trong những nơi được xem như là cố định trong những mẫu chuyện Phật Giáo, là nơi mà chính Đức Phật đã tìm thấy giác ngộ. Chúng ta được kể rằng điều này đã diễn ra ở phía Bắc Ấn Độ dưới những tàn lá rộng của cội cây Bồ Đề.

Nơi mà tôi bắt đầu nhiệm vụ của mình, chính nơi này, Bồ Đề Đạo Tràng, nơi mà triết học Phật Giáo được cho là thật sự bắt đầu hơn từ 2500 năm qua. Trong cuộc hành trình này tôi đã khám phá nhiều khía cạnh niềm tin trong Phật Giáo, và có được một vài hiểu biết cụ thể hơn với những vấn đề trọng yếu của triết học Phật Giáo, là Pháp. Pháp đơn giản là quy luật của vũ trụ. Tất cả chúng ta có thể sống một cuộc đời tốt nhất, nếu chúng ta thực hành theo một con đường cao thượng mà nó cho phép chúng ta có thể đối diện với thế giới một cách nhiệt thành, từ ái, tích cực sáng suốt đến mức có thể.

Bây giờ, dù những sự giải thích hay hoán đổi nào của Phật Giáo, đối với tôi dường như rất đơn giản và rõ ràng. Tôi học về nghiệp, cách mà những hành động cố ý tác động vào đời sống của chúng ta. Cách thức mà Phật Giáo có trách nhiệm nhận ra chân lý cho tất cả chúng ta. Khi Phật Giáo du hành, nó chuyển hóa các nền văn hóa thâm nhập để truyền bá, cũng như nó bị bản địa hóa.

Bạn tự hỏi Đức Phật đã từng có thể đoán trước, đặc biệt là một điều gì đó mà Ngài chắc chắn về sự ảnh hưởng từ những tư tưởng của mình, đến lịch sử nhân loại, cái mà sự vô thường và đổi thay như là một hiển nhiên của thế giới này.

Hãy nghe điều này, đây là một trong những hình ảnh thơ mộng nhất mà Ngài đã dùng:

“…Vì vậy bạn phải nghĩ rằng thế gian này chẳng có gì bền lâu.

Đời phù du chớ mong cầu

Tựa ánh sao sáng vào đầu ban mai

Như bong bóng nước trải dài

Trong dòng suối chảy tan ngay tức thì

Như một tiếng sét vang đi

Trong đám mây hạ thôi thì còn đâu

Như đèn nhấp nháy đêm thâu

Như hình bóng ảo vui sầu chiêm bao”

Những giác mơ của Đức Phật từ 2500 năm qua vẫn còn đây với chúng ta, và chúng ta là hóa thân của những hệ thống niềm tin kiên cố nhất trong mọi thời đại, cũng như nhiều di tích lộng lẫy mang tính biểu tượng cao nhất trên thế giới.

HẾT

Phim tài liệu của BBC.