Giới hạn trong phạm vi lý luận, chúng ta tóm tắt nét đặc trưng của kinh Dịch: giản dị hóa bằng TƯỢNG và cụ thể hóa bằng SỐ. Tức là qui chiếu vạn hữu về trên một căn bản đồng nhất mà kinh Dịch gọi là thiên hạ chi động, trình phù nhất, hay đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự – từ nhiều hướng nhưng cùng về một chỗ; cùng một mục đích những có trăm nghìn mối nghĩ. Vì động, cho nên có thiên sai vạn biệt; nhưng tất cả chúng khởi đi từ cái một và trở về trong một cái. Nếu vậy, khi đã qui chiếu được vạn hữu vào căn bản đồng nhất, người ta có thể phân phối cái động thiên sai vạn biệt trong thiên hạ thành trật tự có qui củ. Ý tưởng then chốt ở đây là : tại thiên thành tượng, tại địa thành hình. Tượng, có thể được hiểu như là những nguyên tắc tiên thiên. Khi những nguyên tắc này được ứng dụng vào các lãnh vực cụ thể, chúng sẽ là những sự thực hữu hình trong một trật tự cân xứng. Trong toán học, đó là trật tự tỉ đối. Chúng ta khởi đầu từ khái niệm với một trật tự cân xứng này để đi đến sự ứng dụng về Số của kinh Dịch trong lãnh vực lý luận.
LỄ THÁNG BẢY
Cho những oan hồn phiêu bạt
Tục truyền tháng bảy mưa ngâu.
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắc qua giải Ngân-hà; hai tâm hồn lẻ loi cô độc, hằng đêm tư lự trong nỗi sầu ly biệt thiên thu giữa bầu trời cao rộng, chọn mùa mưa sụt sùi để gặp nhau, chỉ trong một thoáng chốc, rồi đời cũng như con nước trôi xuôi… Đây đó, giữa những cụm rừng khuya u tịch, vẫn còn có những oan hồn cô độc, lần mò tìm lại nẻo sống của một thời xa xưa. Kẻ chết và người sống, khéo hẹn nhau để chu tất những món nợ ân tình đã từng chôn sâu dưới lòng đất. Khi đêm càng về khuya, âm hưởng trầm buồn của người sống phảng phất trong lễ cúng thí cô hồn chen lẫn với tiếng trùng nỉ non, thì tình tự của kẻ sống và người chết càng nghe ra khúc điệu tha thiết vô cùng:
Tháng bảy âm lịch là tháng cô hồn. Rất nhiều quỷ quái trong âm gian địa phủ xuất hiện ở nhân gian. Vì vậy trong tháng này, việc Phật sự siêu độ theo đó cũng rất bận rộn.
Một số thắc mắc được đặt ra: “Liệu việc siêu độ rốt cuộc có hiệu quả hay không? Việc siêu độ có nhất thiết phải do người xuất gia thực hiện hay không?”Nhà Phật có phương pháp và lý luận của việc siêu độ rất hợp tình, hợp lý và hợp pháp. Thế nhưng cách thức siêu độ quy mô lớn này lại không thường thấy trong Phật giáo nguyên thủy. Ngay trong kinh điển đại thừa Trung Quốc phiên dịch, ghi chép việc này rất rõ ở “Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện kinh”. Trong kinh cho thấy nữ Bà la môn, nữ Quang Mục đều là người trẻ tuổi hiếu thảo. Cha mẹ của họ do thiếu tri thức đã tạo nhiều nghiệp tội phải đọa vào ba đường ác.
Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta. Giáo lý Phật-đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Gần 20 thế kỷ qua, Đạo Phật như luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và không ngừng khởi sắc tạo cho nền văn hóa Việt Nam một đặc trưng riêng biệt đậm nét dân tộc và Phật giáo. Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, phải nói, đó là ngày lễ Vu-lan.
Gìa nua tóc bạc điểm sương
Cha tôi nhân hậu tình thương tràn đầy
Công Cha nâng chín tầng mây
Chất cao nghìn núi đong đầy trăm sông.