Vấn đạo

Hỏi: Thỉnh thoảng tôi không thể chịu đựng được khi bị gián đoạn trong lúc đang mãi mê làm một chuyện gì. Những nỗi bực dọc này, dù lớn hay nhỏ, bắt phải theo những ham muốn của mình để phù hợp với thỏa mãn sai lầm của cái tôi, dường như có thể tạo ra một cái “tôi” rất dễ gây nên tranh cãi, cấu gắt và nóng nảy. Tôi đoán là không chỉ có một mình tôi trong trường hợp này. Làm thế nào để chúng ta có thể chuyển hóa những tâm hành bực tức và tính tự tôn trong những phương diện nào đó giúp cho chúng ta tiếp cận đời sống và thực hành pháp?

Trả Lời: Zenkei Blanche Hartman: Tôi có thể nói rằng bạn đã và đang có một bước tiến rất quan trọng cho việc trả lời câu hỏi của mình – đó là việc bạn đang nhận diện được loại thói quen dẫn đến sự đau khổ. Tôi đoán là bạn đã nhận diện đuợc thói quen này khi bạn theo dõi các tâm hành của bạn trong lúc hành thiền. Cho đến khi nào chính mình có thể thấy rõ những hành động của thân, miệng và ý đang gây nên đau khổ, chúng ta nghĩ rằng ai đó hay vật gì đó ở bên ngoài chúng ta (những thứ mà chúng ta không thể kiềm chế được) phải thay đổi để chấm dứt sự đau khổ.

Khi nào chúng ta biết được rằng chính những suy nghĩ của mình xúi dục mình muốn thế giới thay đổi để phù hợp với những mong muốn hay ghét bỏ của mình thì lúc đo chúng ta sẽ có  sự chọn lựa. Chúng ta có thể bám trụ vào suy nghĩ đó rồi tin tưởng nó, nuôi dưỡng nó và nhìn nó lớn dần từ nỗi bực dọc đến cuồn nộ hay từ sự hấp dẫn đến sự khao khát tham lam.

Hay trong lúc tọa thiền, chúng ta có thể thấy được ý niệm ban đầu phát khởi và phải nhớ rằng nó sẽ dẫn chúng ta đến chỗ đau khổ cùng cực và quyết định từ bỏ nó bằng cách quay về quan sát hơi thở, thế ngồi hay những cảm giác nơi thân (những thứ đang diễn ra trong giây phút hiện tại). Nói một cách khác, chúng ta biết rằng chúng ta có thể kiểm soát được những ý nghĩ nào chúng ta nuôi dưỡng và nắm giữ và những ý tưởng nào cần phải từ bỏ.

Nói thì dễ hơn làm. Rất nhiều người trong chúng ta có những suy nghĩ và hành xử yêu thích nhất, đặc biệt là về ‘tôi” và những cái thuộc về “tôi” và chúng ta rất khó mà buông bỏ chúng. Rất là hữu ích khi chúng ta tự mình lắng nghe sự thao thức về quan điểm của mình trò chuyện với mình như một vị Thầy của chúng tôi thường dạy “có lẽ là vậy”. Vị ấy cũng đã nói “bạn không cần phải mời tất cả mọi ý niệm của mình cùng ngồi xuống và uống một tách trà.” (Một trong những cái khẩu hiệu được dán trên xe mà tôi thích nhất là “Đừng tin vào những gì bạn suy nghĩ”)

Hơn nữa, việc buông bỏ những ý niệm đau khổ, cách tốt nhất là hãy làm phát sinh những ý niệm tích cực. Liên quan đến vấn đề này, tôi nhớ đến hai lời dạy mà tôi cảm kích vô cùng. Thứ nhất là cái nhìn về thực tại trong kinh Hoa Nghiêm. Trong kinh nói về mọi sự vật hiện tượng liên hệ mật thiết với nhau trong cái lưới Phạm thiên (phạm võng), nơi đây vũ trụ như là một cái luới lớn có kết các hạt minh châu giữa những chỗ giao nhau của sợi chỉ. Mỗi một hạt minh châu được phản chiếu trong các hạnh châu và những hạt minh châu này phản chiếu lẫn nhau. Đối với tôi, đây là một ảnh tượng sinh động về lời dạy vô ngã hay duyên sinh!

Một lời dạy khác mà tôi trân trọng và thường khuyến khích là cần tăng trưởng sự biết ơn. Đời sống này của chúng ta là một món quà tặng. Có một lời dạy trong truyền thống của Phật giáo Tây Tạng là mọi thứ mà chúng ta có được là nhờ thông qua sự tốt bụng của người khác (bao gồm chính cả bản thân mình) và chúng ta đã sinh tử nhiều lần cho nên tất cả vạn loại đã từng là mẹ của chúng ta ở một đời nào đó. Cho nên chúng ta phải nên bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với vạn loại chúng sanh như thể là chúng ta đang làm đối với mẫu thân hiện tại trong đời này.

Thiền tập là chiếc chìa khóa căn bản cho việc nghiên cứu tìm hiểu cái tâm của chúng ta và phát triển những thói quen suy nghĩ một cách thiện xảo hơn. Thiền sư Kobun Chino có một lần nói rằng “Chừng nào bạn thấy được sự hiếm có và giá trị đích thực đời sống của mình thì lúc đó bạn càng mới biết cách làm sao sử dụng chúng, làm sao để bạn chuyển hóa chúng và đây là trách nhiệm của chính bạn. Chúng ta đang đối diện với một trách nhiêm lớn lao, một cách bình thường như một người ngồi nghỉ mệt một chút. Đây không phải là một hành động có chủ đích mà nó chỉ là một hành động mang tính tự nhiên mà thôi!”

Pháp Độ dịch (The Buddhist Translation Group)

Pháp Độ dịch từ Anh sang Việt

——————–

ZENKEI BLANCHE HARTMAN is former abbess of the San Fransico Zen Center.

GESHE TENZIN WANGYAL RINPOCHE is a lineage holder of the Bön Dzogchen tradition of Tibet.

NARAYAN LIEBENSON GRADY is a guiding teacher at Cambridge Insight Meditation Center.

http://www.thebuddhadharma.com/issues/2009/xwinterfulliss/ask_the_teachers.php