Trí tuệ phát sinh từ Cận tử nghiệp

Tác giả Dena Przybyla  Seattle Holistic Healing Examiner

A.N.A. dịch từ Anh sang Việt

sach

Trí tuệ phát sinh từ Cận tử nghiệp – một phương cách điều trị đưa đến giác ngộ

Ông Jack Kornfield – một tu sĩ giảng sư và cũng là tác giả nhiều sách báo Phật giáo mô tả qua kinh nghiệm của cận tử nghiệp khi thần thức biến chuyển rất nhanh chóng và sâu đậm. (Nhờ vậy, rất may mắn là chúng ta không phải tự mình đi đến cửa tử hay phải tới mức độ gần như chết đi để mới có thể hiểu được giá trị trí tuệ tâm linh của những trường hợp cận tử nghiệp này.) Quyển sách bắt đầu với những suy nghĩ và tư duy về cái thần thức bất biến vô thời hạn của chúng ta.

“Cái thấy biết hay tâm thức cũng còn được gọi bằng nhiều tên khác nữa, nhưng chung chung đó là cái thần thức bất diệt vĩnh hằng của chúng ta. Ngài Ajahn Chah và những ẩn sĩ người Thái thường hay đề cập đến “Tâm nguyên thủy” hay “sự hiểu thấu thấy biết” khi nói về thần thức này. Phật giáo Tây-tạng gọi đó là ‘rigpa,’ có nghĩa là sự tĩnh lặng và khả năng hiểu biết. Thiền tông thì cho đó là ‘tâm thiết yếu’ hay ‘cơ sở của tâm.’

Những đạo sĩ Hồi giáo thì hay nhắc đến những ‘chứng cớ bất tận diệt.’ Hầu hết những lời dạy này đều mang vẽ trừu tượng nhưng thực tế chúng rất thiết thực. Để hiểu rõ hơn chúng ta cần xem xét lại hai khía cạnh chính: đó là sự vô thường của vạn vật luôn biến chuyển đổi thay không ngừng nghỉ, và cái thấy biết nhận diện những biến thể này (đây chính là ‘Người quan sát’).

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện của anh bạn tên Salam người Palestine để các bạn có thể hiểu rõ hơn. Tôi gặp Salam vào những dịp giảng dạy tại trung tâm tế bần vùng Bay Area. Anh ta có thể làm việc nơi đây với những người bệnh hoạn cận kề cái chết vì anh ta không sợ chết. Vào thập niên 60 và 70, anh sinh sống tại Jerusalem và làm nghề ký giả báo chí.

Vì anh chuyên viết bài khích động chủ trương thành lập chính phủ Palestine ngay vùng miền đông Jerusalem để chấn hưng cuộc sống của người Palestine, nên anh thường hay bị bắt giam. Anh đã bị cầm tù gần sáu năm tại Isreal. Anh cũng thường bị chất vấn, đánh đập, hành hạ, tra tấn. Đó là chuyện thường tình trong bất cứ cuộc chiến nào.

Một buổi chiều nọ, sau một trận đánh đập tàn nhẫn của những người tra khảo hỏi cung, anh đã ngất xỉu trên xàn nhà tù, đã thế anh còn bị nhân viên canh ngục đá cho một cú thậm tệ, máu me bê bết chảy ra từ mũi miệng, ai cũng cho là anh đã chết, thậm chí hồ sơ biên bản của cảnh sát cũng khai tử anh sau đó.

Anh nhớ mang máng bị đánh đập và thân thể cũng có cảm giác đau đớn. Nhưng rồi, cũng giống như nhiều trường hợp nạn nhân bị hành hạ hay bị tai nạn khác kể lại, tự nhiên anh thấy như thần thức của anh đang rời bỏ cái thân bất động trên nền gạch và bay lững lơ bên trên gần trần nhà. Lúc ấy hình như có một sự an lạc trầm tĩnh lạ thường, như anh đang xem một cuộn phim không lời… tự anh đang chứng kiến thân thể vất vưỡng trên nền nhà, và mọi hoạt động trong nhà tù lúc bấy giờ.

Với một cảm giác thật an bình, anh nhớ cũng hơi băng khoăng không biết tại sao mọi người đôn đáo rộn ràng như thế phía dưới. Anh kể và diễn tả rằng thần thức của anh làm việc một cách thật phi thường: anh biết thân xác anh đang nằm đó, nhưng anh cảm nhận như mình chính là chiếc giầy bố đã đá anh một cú đích đáng, là màu sơn xanh đã sờn tróc trên tường, là tiếng con dê kêu thất thanh bên ngoài, và cả cấu đất đen ngòm dưới móng tay của gã canh ngục nữa… nói chung anh là tất cả sự sống, là thần thức vĩnh cữu, là một với tất cả không ranh giới không ngăn cách.

Và vì là tất cả sự sống nên anh không thể chết được, anh không phải sợ nữa, cái chết chỉ là hư ảo không thật. Một niềm hỷ lạc vô biên khó diễn tả đã đến với anh, anh cảm thấy tội nghiệp thương hại cho loài người còn mê muội, mãi chạy theo hư vọng, tranh chấp hơn thua, gây hấn thù hằn, chiến tranh giết chóc làm khổ cho nhau, làm thiệt hại lẫn nhau.

Hai ngày sau, Salam sống lại trong thân thể tiều tụy đau đớn còn nằm vất vưỡng trên nền nhà tù; nhưng anh không còn một tí sợ hãi, hay hận thù, hay hối tiếc nào cả, chỉ còn một ngỡ ngàng sững sốt là kinh nghiệm vừa qua đã thay đổi mọi ý thức về sự sống và cái chết của anh. Anh từ bỏ tham gia vào bất cứ một tranh chấp nào. Khi được thả tự do, anh đã lập gia đình với một cô gái đạo Do thái, và sinh ra những đứa con nua Do Thái nua Palestine, hai quốc gia vốn dĩ là kẻ thù không đội trời chung của nhau. Anh cho rằng đó là phưong cách anh cần phải áp dụng để “giải tỏa cho cái điên đảo xai lầm của thế giới.”

— Trích từ tác phẩm: Trái Tim Khôn Ngoan: Những lời dạy phổ thông trong ngành Tâm lý học Phật giáo (The Wise Heart: A Guide to the Universal Teachings of Buddhist Psychology) của tác giả Jack Kornfield

A.N.A. (The Buddhist Translation Group