Đức Phật không phải là một Phật tử

New York, Hoa Kỳ — Nếu như chúng ta muốn thoát khỏi sự đau đớn mà chúng ta tự chuốc lấy hay gây ra cho người khác — hay nói một cách khác là nếu chúng ta muốn được hạnh phúc — thì chúng ta phải học cách làm điều đó cho chính mình.

Chúng ta phải có trách nhiệm với chính bản thân mình và xem xét mọi thứ có liên hệ đến sự thật. Đó là những gì mà Đức Phật đã làm cách đây rất lâu để giải thoát Ngài ra khỏi những nghi ngờ cố hữu và bất mãn của chính Ngài về những gì mà Ngài đã nghe từ cha mẹ, từ các vị thầy và những vị tu sĩ trong cung điện ngày này qua ngày khác.

Mặc dù Ngài là một vị hoàng tử được sinh ra trong một gia đình giàu sang và quyền lực, vị thái tử trẻ Siddhartha luôn mong muốn tránh xa những thứ đó. Ngài mong có một không gian để suy nghĩ một cách độc lập về bản lai diện mục của mình là ai và cái gì là con đường tâm linh của mình. Những tư tưởng tự do này rất là quan trọng đối với sự tìm kiếm chân lý của chính Đức Phật và sự giác ngộ giải thoát tối hậu của Ngài. Ngày nay có nhiều người ở xã hội Phương Tây đang đi theo những lời giáo huấn và gương mẫu mực của Đức Phật. Nhưng những giáo lý của Ngài dạy về cái gì? Cái gì là Đạo Phật? Dường như nó là một tôn giáo nhưng có thật là như vậy hay không?

Có rất nhiều định nghĩa về tôn giáo. Một vài định nghĩa thì quá bao quát: chúng có thể bao hàm cả những “hội nhà vườn” trong khu xóm của bạn. Những định nghĩa khác thì hơi hạn hẹp hơn: câu lạc bộ sân vườn cần phải có một vị thần, sùng bái vị thần đó và cả một hệ thống niềm tin và thờ tự. Tất cả chúng ta đều biết, hiểu ý nghĩa của tôn giáo, nhưng khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ về nó thì … có vấn đề tức thì!

Nếu bạn tìm kiếm “những tôn giáo trên thế giới” bạn sẽ có ngay “Đạo Phật” trong tất cả những danh sách. Điều này có làm cho Đạo Phật là một tôn giáo không? Điều đó có nói lên rằng bởi vì tôi là một Phật tử, nên tôi là người có tôn giáo? Tôi có thể tranh luận rằng Đạo Phật là khoa học của tâm lý – cách để chúng ta bày tỏ chúng ta suy nghĩ, cảm giác và hành động như thế nào để đưa chúng ta đến sự thật tuyệt đối để tìm ra chính mình. Tôi cũng có thể nói rằng Phật giáo là triết lý sống – một triết lý sống giúp cho chúng ta mở rộng tối đa khả năng để nhận diện được hạnh phúc.

Từ điểm này, cái gì là Đạo Phật thật sự vượt quá tầm tay của Đức Phật. Những lời giáo huấn của Ngài đã trao truyền lại cho các vị đệ tử của Ngài hàng ngàn năm trước. Họ truyền cho nhau từ những vị khất sĩ lang thang đến những tăng sĩ trong học viện, từ những người không được đào tạo tại trường lớp đến những học giả uyên thâm, từ những vị ẩn sĩ phương Đông đến những người trực tính phương Tây. Trong quá trình truyền bá của nó, Đạo Phật đã tích luỹ rất nhiều thứ để truyền đạt lại cho nhiều người. Nhưng Đức Phật đã định nói cái gì khi Ngài thuyết pháp?

Ngay chỗ khởi điểm cho sự tìm cầu con đường tâm linh của chính Ngài, Thái tử Siddhartha rời bỏ cung vàng điện ngọc, nơi có đầy đủ những tiện nghi và đặc ân. Chính Ngài cũng đã quyết định đi tìm cho được những câu trả lời cho những câu hỏi đầy phức tạp trong đời sống này. Có phải chúng ta sinh ra trong đời này để cam chịu đau khổ, già nua và chết chóc? Cái gì đang xảy ra – ý nghĩa đích thực của mọi thứ này là gì? Sau nhiều năm tham cứu và thử nghiệm từ các cách thức thực hành khác nhau của các tôn giáo, Ngài đã quyết tâm từ bỏ sự khổ hạnh và tất cả những tri kiến của Ngài về hành trình tâm linh – tất cả những niềm tin và giáo thuyết đã dẫn dắt Ngài đến chỗ bí lối. Ngay đoạn cuối của cuộc hành trình, chỉ với một tâm hồn cởi mở và chú tâm sâu sắc Ngài đã khám phá ra cái mà lâu nay Ngài đi tìm kiếm – tâm giác ngộ tối hậu. Ngài tỉnh thức từ tất cả sự mập mờ đen tối. Ngài nhìn thấy vượt lên trên tất cả những hệ thống tin tưởng giáo điều là một thực tại nhiệm màu về chính cái tâm này – một trạng thái tỉnh thức trong sáng và hạnh phúc tối thượng. Cũng từ sự thấu hiểu này đã dẫn đến một sự hiểu biết là làm thế nào để có được một đời sống tràn đầy ý nghĩa và lòng từ bi vô hạn. Trong suốt 45 nằm kế tiếp, Ngài dạy làm thế nào để chuyển hóa cái tâm này: làm thế nào để nhìn nó, làm thế nào để giúp nó thoát khỏi những hiểu biết sai lầm, và làm thế nào để nhận diện được sự tiềm ẩn tuyệt vời của nó.

Ngày nay những lời giáo huấn này vẫn còn diễn ra một cách sâu sắc về hành trình nội tâm. Vâng! đó là hành trình tâm linh nhưng không phải là có tính cách tôn giáo. Đức Phật không phải là một vị Trời – thậm chí Ngài không phải là một Phật tử! không ai đòi hỏi bạn phải có nhiều niềm tin nơi Đức Phật nhưng bạn phải tin tưởng nơi chính mình. Sức mạnh của Ngài nằm trong những lời giáo huấn nhằm giúp cho chúng ta vận dụng trong tâm của mình để nhận diện cho được khả năng toàn diện của mình về sự giác ngộ và hạnh phúc. Những lời giáo huấn này có thể giúp chúng ta thỏa mãn sự tìm kiếm về chân lý – cái cần thiết của chúng ta là nhận diện cho được chúng ta là ai và chúng ta thật sự là cái gì?

Chúng ta đi đâu để tìm ra chân lý? Mặc dù chúng ta có thể trả lời ở một mức độ nào đó từ trí tuệ mà chúng ta học được, từ sách vở, hay từ những lời dạy dỗ của những vị lãnh đạo tinh thần khả kính. Những cái đó chỉ là bước khởi đầu. Hành trình để tìm ta chân lý tối hậu thật sự bắt đầu khi chúng ta khám phá ra câu hỏi thật sự — câu hỏi phát xất từ trái tim – từ kinh nghiệm thực tế của chính mình. Câu hỏi này sẽ dẫn đến một câu trả lời mà nó cũng sẽ dẫn đến một câu hỏi khác và cứ tiếp tục như vậy. Đó là những gì mà con đường tìm kiếm tâm linh sẽ diễn ra.

Chúng ta bắt đầu bằng một tâm niệm cởi mở, tò mò và nghi vấn về những gì chúng ta nghe, đọc hoặc nhìn thấy bằng chính bản thân nó. Chúng ta nghiên cứu chúng bằng lý trí và đưa chúng vào làm đề tại thiền quán và vào đời sống của mình. Khi chúng ta đưa tuệ giác vào sự hoạt động của tâm chúng ta sẽ học cách nhận diện và giải quyết trong đời sống thường nhật của chúng ta bằng những kinh nghiệm về những tư duy và cảm thọ. Chúng ta không che giấu được những thói quen suy nghĩ không tốt và không lành mạnh để bắt đầu chuyển hóa chúng. Cuối cùng, chúng ta sẽ có khả năng vượt thoát sự tối tăm mà chính cái này làm cho khó thấy được bản tâm thanh tịnh sáng suốt. Trong trường hợp này, những lời dạy của Đức Phật là phương pháp để điều tra nghiên cứu hay là môn khoa học của tâm.

Tôn giáo, ở một phương diện khác, thường cho chúng ta những câu trả lời đối với những câu hỏi trọng đại trong đời sống từ lúc khởi thủy. Chúng ta không cần phải suy nghĩ quá nhiều về điều này. Chúng ta biết chúng ta suy nghĩ những gì và tin tưởng rằng nhiệm vụ vủa chúng ta là phải sống cho được như thế không cần phải đặt câu hỏi làm gì. Nếu chúng ta xem xét những lời Phật dạy như là những câu trả lời tối hậu để không cần phải được kiểm nghiệm và đến lúc đó chúng ta mới bắt đầu thực tập đạo Phật như là một tôn giáo.

Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta phải sống đời sống của mình và đối diện với những điều chúng ta sẽ phải làm. Chúng ta không thể trốn thoát một “phương pháp sống” bởi vì chúng ta đang đối diện với thử thách mỗi ngày để lựa chọn trong hành động này hay hành động khác – tử tế hay bàng quang, rộng lượng hay keo kiệt, kham nhẫn hay nóng giận. Khi những hành động và quyết định của chúng ta phản ảnh trí tuệ của chúng ta đã đạt được bằng cách luyện tập tâm mình. Đây là việc thực hành theo Đạo Phật như là một cách sống!

Khi những lời Phật dạy truyền đến chúng ta và trao truyền lại cho những người Phương Tây, cái gì quyết định là những điều này sẽ là của chúng ta? Tất cả đều tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng chúng. Miễn sao những lời Phật dạy giúp cho chúng ta giải trừ những cấu uế và làm phát triển lòng tự tin để có thể mãn nguyện khả năng tiềm tàng của mình. Sau đó, chúng sẽ giúp cho mình thực hiện công việc mà Đức Phật đã muốn làm.

Chúng ta có thể vận dụng hết tất cả những sự trợ giúp mà chúng ta có, vì thật là kỳ quặc, chúng ta thích bám víu vào sự tối tăm của mình. Chúng ta bám víu vào nó vì chúng ta cho rằng chúng chở che chúng ta từ mọi vật. Thì điều này cũng giống như đeo kính mát cả ngày lẫn đêm, chúng ta chỉ tránh né việc nhìn thẳng vào mình thật sự là ai. Chúng ta thích ở trong “bóng đen” đơn giản bởi vì chúng ta không quen với cái ánh sáng chói chang từ trong tâm của mình. Những lời dạy của Đức Phật – không biết là chúng ta có gián nhãn gì cho nó – giúp cho ta mở cặp mắt của mình để thấy được sự sáng sủa!

Ngài Dzogchen Ponlop Rinpoche là một vị thiền sư trong thiền phái Nyinghma và Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Ngài cũng là tác giả của nhiều quyển sách trong đó có quyển “Đức Phật chống đối/ nổi loạn” (do Shambhala xuất bản) được lên kế hoạch xuất bản vào tháng 11 tới đây.

http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=6,9070,0,0,1,0

Tâm Hải (The Buddhist Translation Group)