Con Người và Con Bọ Cạp

meditationTác giả Tỳ Kheo Visuddhacara – (theo Chương “Thương Yêu là Hiểu Biết” của quyển “CHẾT TRONG AN BÌNH”)

Tình thương đi đôi với từ bi. Khi chúng ta có một trái tim thương yêu, từ bi nảy sinh dễ dàng nơi chúng ta. Bất cứ lúc nào chúng ta nhìn thấy một nguời khổ đau, chúng ta cảm thấy muốn chìa tay ra làm cho người ấy đỡ đau. Từ bi có đặc tính là muốn loại bỏ khổ đau. Nó có thể đặc biệt đuợc cảm thấy khi chúng ta tự ý hành động để loại bỏ hay làm giảm bớt khổ đau của người khác.

Có một câu chuyện làm sáng tỏ vấn đề: Một người trông thấy một con bọ cạp sắp sửa bị chìm trong vũng nước. Ý muốn cứu con bọ cạp đột nhiên nổi lên trong tâm, và không luỡng lự chìa tay ra nhấc con bọ cạp ra khỏi vũng nước và để nó trên mặt đất. Con bọ cạp đốt nguời đó. Và muốn sang aua bên kia đường, con bọ cạp lại bò đi và đi thẳng vào vũng nuớc. Nhìn thấy nó quờ quạng và sắp bị chìm lần nữa, nguời ấy bắt nó lần thứ hai và lại bị nó đốt. Một người khác nhìn thấy tất cả sự việc xẩy ra liền nói với người ấy: “Tại sao bạn ngu đần đến như thế? Bây giờ bạn thấy bạn bị đốt không những một lần mà bị đốt đến hai lần! Thật là ngu dại đi cứu con bọ cạp”.

Người ấy trả lời: “Thưa Ngài, Tôi không thể chịu được việc này. Ngài thấy, bản tính của con bọ cạp là đốt. Nhưng bản tính của tôi là cứu. Tôi không thể chịu được ngoài việc cố gắng cứu con bọ cạp”. Ðúng, đáng lẽ nguời ấy có thể dùng trí tuệ và sử dụng một cái cây hay một thứ gì đó để nhấc con bọ cạp ra khỏi. Nhưng người ấy có lẽ đã nghĩ rằng có thể nhấc con bọ cạp ra bằng tay theo cách ấy mà không bị nó đốt. Hay nguời ấy có lẽ đã nghĩ rằng con bọ cạp ở trong cơn hoạn nạn khốc liệt như vậy sẽ không đốt mình.

Dù sao, tinh thần của câu chuyện là phản ứng tự phát của người ấy trong việc muốn cứu một chúng sinh khác, mặc dầu chúng sinh ấy chỉ là một côn trùng. Câu chuyện cũng cho thấy người từ bi là như vậy mặc dù có thể nhận được sự bội ơn của nguời mình đã cứu giúp, điều đó không thành vấn đề. Ðó chính là bản tính muốn giúp đỡ và nếu có thể giúp nữa thì người ấy vẫn làm. Người ấy không biết nuôi duỡng niềm cay đắng hay ác cảm ra sao!

Từ bi là tiếng nói của con tim. Ở vào lúc khi chúng ta bị thúc đẩy bởi Tình thương và từ bi, chúng ta chìa tay ra giúp đỡ không phân biệt nòi giống, tín ngưỡng, hay quốc tịch của người khác. Dưới ánh sáng của từ bi, sự nhận dạng về nòi giống, tín ngưỡng vân vân trở thành thứ yếu; chúng trở thành vô nghĩa.

Hơn nữa, từ bi như vậy không phải chỉ giới hạn ở con người mà còn trải rộng tới tất cả những vật sống gồm có súc vật và côn trùng. Song hàng với đề tài từ bi như tiếng nói của con tim, tôi muốn kinh gửi quí vị một bài thơ

TIẾNG NÓI CỦA TỪ BI

Ðại Thừa Nguyên Thủy Kim Cang Thừa
Cơ Ðốc Phật Hồi Ấn Ðộ Giáo
Người Mã Hoa Ấn Ðộ Lai Âu Á
Mã Lai Nhật Bản Mỹ Phi Châu
Người Da trắng Da đen Da vàng Da nâu
và vân vân… và vân vân…
như bạn muốn.

Vấn đề đó là gì?
Tiếng nói của từ bi
là tiếng nói con tim.

Khi con tim nói
Ngàn hoa đua nở
Và Tình thương tràn ngập
như mặt trời bình minh
ùa qua cửa sổ

Không cần lời
một cái nhìn, một tiếp xúc
đủ để nói
mà ngàn tiếng không bằng.

Và Từ bi rực sáng
như vì sao sáng lạn
trong bầu trời ban đem.

Chuớng ngại sụp đổ
lay động thành kiến
Giành lại ưu thế
Tình thương và từ bi,
chế ngự mọi sợ hãi, hoài nghi
chữa lành các vết thương,
bao trùm.

Tôi cảm thấy nếu chúng ta cố gắng trau dồi loại Tình thương ấy và từ bi ấy, và đến lúc cái chết tới, chúng ta sẽ ra đi an bình. Cho dù chúng ta không thành công 100 phần trăm ở trong Tình thương yêu toàn hảo, chúng ta vẫn sung sướng và mãn nguyện rằng chúng ta đa cố gắng.

Và chắc chắn chúng ta đa thành công ở một mức độ nào đó.

Thích Tâm Quang (The Buddhist Translation Group)

Thích Tâm Quang dịch từ Anh sang Việt