Pháp Hạnh dịch từ Anh sang Việt
Báo NY Times [Thứ Năm, 23 tháng 7, năm 2009 11:43]
Viết bởi Pico Iyer
Pico Iyer là tác giả của 9 quyển sách, với cuốn sách mới phát hành gần đây nhất có tựa đề “Con Đường Rộng Mở: Hành Trình Toàn Cầu của vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ Mười Bốn”.
“Đừng mơ ước gì cả!” là một trong những gì tôi đã từng nghe vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 nói trước những nhóm cử tọa lớn. Câu nói này dường như làm giật mình những ai không chuẩn bị tinh thần trước khi gặp Ngài. Ngay trước khi tôi bắt đầu cuộc đối thoại với Ngài trên sân khấu ở Tòa Thị Chính New York hồi tháng 5 vừa qua, Ngài có nói với tôi, “Nếu mà tôi có thần thông, thì tôi đã chẳng cần phải nhờ đến phẩu thuật” và Ngài bật cười khi nghĩ tới cuộc phẩu thuật cắt túi mật dài 3 tiếng đồng hồ tháng 10 năm ngoái một tuần sau khi Ngài phải vào bệnh viện để trị một căn bệnh khác. Đối với một Phật tử, rốt cuộc thì tất cả quyền năng không nằm bất cứ ở đâu ngoài trong chính chúng ta.
Chúng ta không thể thay đổi thế giới ngoại trừ ở một mức độ nào đó chúng ta thay đổi cách nhìn của chúng ta về thế giới này – và, thật ra, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể thay đổi trong theo bất kỳ chiều hướng nào, ở bất cứ thời điểm nào. Mục đích của cuộc sống, theo quan điểm của đức Đạt Lai Lạt Ma, là hạnh phúc, và hạnh phúc nằm trong tầm với của chúng ta, trong tiềm năng vô tận chưa được khai thác của chúng ta, với từng hơi thở.
Bạn có thể chế nhạo rằng nói như Ngài thì quá dễ vì Ngài là một nhà sư, Ngài ngồi thiền 4 tiếng đồng hồ ngay sau khi thức dậy và Ngài được đệ tử của mình tin rằng Ngài là hóa thân của một vị Thánh. Tuy nhiên, khi bạn suy nghĩ lại về hoàn cảnh của Ngài, bạn nhớ ra rằng Ngài được đưa lên làm vị lãnh tụ của một quốc gia lớn với nhiều vùng tách biệt khi Ngài chỉ 4 tuổi đầu. Ngài phải đối chịu với đại loại như một cuộc nội chiến ở Lhasa khi Ngài chỉ mới 11 tuổi, và khi Ngài 15 tuổi, Ngài được đưa lên thành vị lãnh đạo hoàn toàn về chính trị và phải bắt đầu bảo vệ đất nước mình khỏi bàn tay của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, là những lãnh tụ của một quốc gia lớn nhất thế giới (và đôi khi khó làm việc với nhất thế giới).
Mùa xuân năm nay đánh dấu sự hoàn tất của nửa thế kỷ lưu đày của Ngài trong khi cố gắng tìm cách hướng dẫn và phụng sự cho 6 triệu người Tây Tạng mà Ngài đã không được thấy mặt trong 50 năm, và phải cổ võ cho khoảng chừng 150,000 người Tây Tạng lưu vong mà trong số đó nhiều người chưa bao giờ nhìn thấy Tây Tạng. Điều này không phải là công thức hẳn nhiên để tạo thành sự lạc quan một cách thu hút dễ thấy ở nơi Ngài.
Vậy mà trong 35 năm nói chuyện với đức Đạt Lai Lạt Ma, và tường trình về Ngài khắp nơi từ Zurich cho đến Hiroshima, với tư cách là một người không phải đạo Phật và một phóng viên hay ngờ vực, tôi khám phá ra rằng Ngài luôn là một con người có lòng tin sâu dày, và vì thế Ngài vui tươi hạnh phúc như bất kỳ ai tôi đã từng gặp. Và tôi bắt đầu suy ra rằng sự tỏa sáng dường như sắp có thể thấy được đó từ Ngài không phải đến từ bất cứ nguồn gốc huyền bí hay đơn biệt nào. Thật ra, những huyền thoại và tiếng đồn về tính xuất chúng của Ngài là hai thứ thường làm Ngài bật cười một cách nồng hậu. Đức Đạt Lai Lạt Ma mà tôi từng thấy là một con người hiện thực (điều này làm cho sự lạc quan của Ngài trở nên đáng thuyết phục và tạo ấn tượng nhiều hơn). Và Ngài cũng thực tế như người mà Ngài gọi là “ông chủ” của mình.
Đức Phật thường hay thể hiện mình như là vị Thầy thuốc hơn là nhà huyền bí. Đức Phật đã có câu nói rất là nổi tiếng sau: nếu có một mũi tên đang đâm ghim bên hông bạn, thì đừng tranh cãi là nó từ đâu tới hay ai làm ra nó; chỉ nên lấy nó ra. Bạn tìm đến hạnh phúc không phải bằng bàn tán tranh cãi về nó hay đổi chác trong những tuyên xưng Thời Đại Mới (New Age), mà đơn giản là tìm nguyên nhân của khổ đau và chăm sóc nó, như bất kỳ vị bác sĩ (tâm bệnh hay thân bệnh) nào thường làm.
Những lời đầu tiên mà đức Đạt Lai Lạt Ma được thuật lại đã nói khi Ngài vừa tới bến bờ lưu vong, do tôi nghe lại được cách đây không lâu, là “Giờ này là lúc chúng ta đã được tự do”. Ngài vừa mới mất quê hương, mất định mệnh dường như đã an bài của mình, mất sự gần gũi tiếp xúc với những người mình được chọn để trị vì; Ngài vừa phải vượt qua 14 ngày trốn chạy hãi hùng qua những núi cao nhất thế giới. Nhưng bản năng đầu tiên của Ngài, kết quả của tu tập và dạy dỗ, không nghi ngờ gì nữa, như chính là bản tánh của Ngài, là nhìn vào những gì mình có thể làm tốt hơn. Ngay bây giờ.
Ngài có thể mang sự cải cách hiện đại và dân chủ đến cho những người dân Tây Tạng mà Ngài khó có thể làm một cách dễ dàng nếu vẫn ở nước Tây Tạng xa xưa. Ngài và đồng bào của mình có thể học từ các nền tôn giáo khác nhau và khoa học Tây phương cũng như đóng góp trở lại cho các nền tôn giáo và khoa học này. Ngài có thể tạo ra một nước Tây Tạng cải thiện và tân tiến hơn – toàn cầu và hiện đại – bên ngoài Tây Tạng. Chính nơi tình cảnh mà đa số chúng ta nghĩ là mất mát, chia lìa và tù túng, Ngài tìm thấy khả năng.
Dĩ nhiên không phải tất cả người Tây Tạng đều có được niềm tin lạc quan và tầm nhìn xa rộng như vậy, và nói về một giải pháp cho vấn nạn chính trị của Tây Tạng với Trung Quốc, đức Đạt Lai Lạt Ma chưa tạo được thành tựu nào rõ rệt trong 50 năm qua. Bắc Kinh chỉ ngày càng trở nên hung bạo hơn với Tây Tạng. Điều này chính đức Đạt Lai Lạt Ma đã thừa nhận. Nhưng khi tôi quan sát Ngài khắp nơi trên thế giới, tôi thấy rằng Ngài đang thăm viếng nhiều đất nước và các nền văn hóa, một phần để cống hiến những lời khuyên sao cho có hạnh phúc, hay sức khỏe nội tại một cách thực tế và cụ thể, như cung cách của một vị lương y khi đi thăm bệnh tại gia. Chỉ suy nghĩ tới và nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, Ngài đề xuất, thì người thua cuộc là chính bạn.
Ngài đã nói trong buổi thuyết giảng ở Toà Thị Chính rằng chú tâm quá độ vào sự giàu có bên ngoài, và ở một thời điểm nào đó bạn nhận thấy sự giàu có bên ngoài có những hạn chế của nó – và bạn vẫn còn sẽ cảm thấy không hài lòng. Lấy lời nói của mình như định luật, Ngài liên tục hàm ý, và bạn đang làm hại cho Ngài cũng như chính bạn khi cho rằng rằng bất cứ vị thầy thuốc nào cũng không sai lầm, hoặc có thể bảo vệ bệnh nhân của mình khỏi phải chết trong sau cùng.
Không có cái nào trong những điều này là định luật Phật giáo cả – mặc dù trong trường hợp của Ngài chúng khởi lên từ giáo huấn Phật giáo – cũng như luật hấp dẫn vạn vật không phải là của Thiên Chúa Giáo chỉ vì nó tình cờ được tìm ra bởi Isaac Newton (người đã nói, “Thượng Đế tạo dựng ra mọi thứ bằng con số, sức nặng và đo lường”). Tôi đã từng trãi thời gian 18 năm trong một tu viện dòng Benedictine, và các thầy dòng mà tôi biết ở đấy cũng như vậy đã tìm ra cách để có hạnh phúc từ một cái bánh sinh nhật nhỏ nhất. Hạnh phúc không phải là khoái cảm, họ biết như vậy, và không hạnh phúc, như những người đạo Phật nói, không có nghĩa là khổ. Khổ – trong ý nghĩa của già, bệnh và chết – là định luật của cuộc đời; không hạnh phúc chỉ là vị trí mà chúng ta chọn lựa – hoặc không thể chọn lựa mang đến cho nó.
Cách đây không lâu, tôi tháp tùng cùng với đức Đạt Lai Lạt Ma đi xuyên nước Nhật và một ký giả đi vào trong toa của xe lữa tốc hành của chúng tôi để làm một cuộc phỏng vấn. “Kính thưa Ngài,” anh ta nói, “Ngài đã chứng kiến nhiều sầu khổ và mất mát trong cuộc sống. Đồng bào của Ngài bị giết hại và đất nước của Ngài bị chiếm đóng. Ngài đã phải lo lắng cho phúc lợi của Tây Tạng hằng ngày kể từ khi Ngài 4 tuổi. Bằng cách nào Ngài có thể giữ được sự vui tười và luôn mỉm cười?”
“Sự nghiệp tu hành của tôi,” đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời ngay tức khắc, như thể Ngài không cần phải suy nghĩ thêm về câu hỏi. Câu trả lời của Ngài có thể mang nhiều ý nghĩa, nhưng một ý nghĩa trong những thứ tốt đẹp hơn theo tôi là thứ hạnh phúc trong tầm với của bất kỳ ai. Chúng ta có thể tập đạt được nó như thể chúng ta đang tập luyện tay, nấu ăn, hay luyện cơ bắp trong phòng tập thể dục. Hạnh phúc chân thật, theo nghĩa đó, không có nghĩa là tìm cách thâu tóm vật chất, mà là buông bỏ các thứ (sự bám víu và ảo tưởng của chúng ta). Chúng chỉ là những đám mây của thiển cận hay vô minh, như những vị thầy trong truyền thống của đức Đạt Lai Lạt Ma đề xuất, những đám mây này ngăn chúng ta không thấy được bản thể gốc rể của chính mình là bầu trời xanh, dù bạn là người đạo Phật hay không đạo Phật.
Pháp Hạnh (The Buddhist Translation Group)