Phật Viện (Vihara) Đồng Dương

Năm 1898 có giới nghiên cứu Pháp đã tiếp nhận một thông tin về vấn đề khảo cổ khá quan trọng – đó là sự phát triển tình cờ của ông M paris về khu di tích Mỹ Sơn đựoc bao phủ với khu rừng dày đặc nằm cách thành phố Đà Nẵng 68 km về phía Tây – Tây Nam ấn sâu trong thung lũng hẹp. Nếu Mỹ Sơn đã làm cho biết bao người trầm trồ ngợi khen bao nhiêu thì đối với di tích Đồng Dương sau khi nhà nghiên cứu L.Finot công bố vào năm 1901 và một năm sau đó1902 H.Parmentier tiến hành khai quật trên một qui mô lớn đã mở tung ra cánh sửa bí mật vê một Phật học diện (Vihara) đã được csc cổ sử Trung Hoa, Đại Việt và trong kí ức của cổ sử Chămpa vẫn luôn thường nhắc đến một cách trân trọng. Nhờ cuộc khai quật có qui mô lớn này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tìm về đồng thời đánh giá đây là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Chămpa.

Phật viện Đồng Dương nay thuộc làng Đồng Dương huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Về phần địa chí khi viết đến vùng Qủang Nam nhà sách Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn đã mô tả sơ qua khu di tích với các tháp, các nền của đền thờ cổ hoang lổ theo thời gian không kèm theo lời bình luật gì thêm về khu di tích này. Phật viện học Đồng Dương chỉ thật sự biết đến nhiều cho đến lúc các nhà khoa học đã công bố nhiều đề tài nghiên cứu chúng ta mới thấy tầm vóc qui mô của nó. Nhất là nhà nghiên cứu L.Finot trong đề tài nghiên cứu của mình về vấn đề di tích Đồng Dương, ông đã giới thiệu 229 hiện vật đã được phát hiện, nổi bật nhất là bức tượng Phật bằng đồng. Bức tượng Phật này đứng cao hơn 1m là đề tài nghiên cứu khá lý thú cho các nhà khoa học đưa ra đón định vì bởi theo nhận định chung bức tượng này được xem như là nghệ thuật hoàn hảo và đẹp vào loại bậc nhất của khu vực Đông Nam Á. Tượng Phật đứng được phát hiện đã cho phép các nhà nhiên cứu liên tưởng đến sự giao thoa của trung tâm Amaravati của Ấn Độ hay trung tâm Phật giáo Amaradhapura thuộc nước tích Lan (Srilanka) có niên đại khá sớm được du nhập vào Chămpa. Ngoài sự chú ý về bức tượng nói trên, công trình khai quật khu trung tâm Phật viện Đồng Dương của nhà nghiên cứu H.Parmentier cũng cho chúng ta khái quát rõ nét hơn về mô hình xây dựng và diện tích xa xưa của Phật viện. Sự hoành tráng hết sức hùng vĩ của một quần thể kiến trúc điêu khắc như cho ta lạc vào một thế giới nghệ thuật cùng với thiên hướng tâm linh đã được đáng giá là độc đáo vào loại bậc nhất của Chămpa và Đông Nam Á, một nguồn di sản Phật giáo được xem như hết sưc quan trọng thuộc vào loại bậc nhất. Theo mô tả của H.Parmentier thì toàn bộ khu vực kiến trúc kế tục kéo nhau dài xuyên suốt hơn 1330m bắt nguồn từ hướng Tây và chấm dứt ở hướng Đông. Riêng khu vực chánh điện thờ Phật lại là một vành đai hình chữ nhật dài 326m có chiều rộng 155m cùng hệ thống tường bao bọc kiên cố. Từ chánh điện mở ra một con đường rộng dài hơn 763m hướng thẳng vào phía Đông đi vào moot thung lũng hình chữ nhật có diện tích là 1080m2, đây được xem như cụm liến trúc còn lại bảo lưu được phần đài thờ chính khá nguyên vẹn cùng các bức tượng thờ bằng đá, đồng được phát hiện xung quanh. Ngoài phần chánh diện được phát hiện hệ thống nền gạch của một khu tăng xá, giảng đường nói nhau trên một chu vi rộng lớn, những viên ngói dùng lợp cho khu xây dựng cũng được phát hiện rải rác đâu đây của Phật viện cho phép ta liên tưởng đến một cấu trúc xây dựng bao gồm phần chánh điện dùng nơi thờ tự lễ bái, khu tăng xá là nơi lưu trú cho các vị tăng tu học và giảng đường dùng làm nơi diễn giảng. Một mô hình Phật diện khép kín rất lý thú cho công cuộc đào tạo tăng tài.

Căn cứ vào một tấm bia được tìm thấy ở Đồng Dương, Phật viện này được hình thành do vua Indravarman II chính thức sáng lập vào năm 875. Đây cũng là khu trung tâm của kinh đô Indrapura một dòng họ, theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự thấm đượm tinh thần Phật giáo. Một dòng Họ có truyền thống về Phật giáo khi chính thức lên nắm quyền đã khởi xướng phong trào phát tiển các Phật viện, tu viện trong khắp vương quốc của mình kể cả trung tâm Vijaya, Kauthara, Panduranga. Chính vì thế mà trong một tấm bia ghi lại lời nói của vị vua sáng lập ta Phật viện này “ Mọi thành quả của ông tạo được ngày hôm nay không phải do sự kế thừa nào cả mà do phước đức của ông tạo được nhiều đời nhiều kiếp tu tập mới kiến tạo nên” cho ta thấy lòng tin và tính thuần thành của người phụng sự, họ pháp, cho Phật giáo Chămpa một cách lớn lao, người theo bia kí mô tả hết lòng vì tinh thần phục vụ chánh pháp. Từ khi thành lập cùng song song tồn tại với kinh đô Indrapura Đồng Dương bắt đầu phát triển và đi vào hoạt động truyền bá tư tưởng Phật giáo Đại thừa một cách mạnh mẽ và trở nên một địa điểm đào tạo tăng tài nổi tiếng. Nền Phật giáo Đại thừa đã thật sự được nghiên cứu và truyền bá từ đây, sử liệu ghi lại về việc vua lê đại hành bình Chiêm đã đưa về nước vị sư người Ấn Độ đang hành đạo tại Chămpa. Năm 1069 thiền sư Thảo Đường cũng được vua lý thái tôn đưa về Đại Việt khi ông từ Trung Hoasang Chămpa học đạo. Sự hiện diện của sư tổ Trúc Lâm Yên tử cùng với tăng sĩ Đại Việt ghé thăm trung tâm Phật giáo Đồng Dương và thắng cảnh của vương quốc Chămpa năm 1301 và được ông vua Phật tử tài hoa Jaya Simhavarman III (Chế Mân) tiếp đón một cách nồng hậu, tất cả dường như nói lên tầm vóc quan trọng của trung tâm Phật Viện Đồng Dương như thế nào đối với đạo Phật của các nước trong khu vực. Tầm quan trọng đó đã khiến cho Đồng Dương tồn tại gần như 600 năm dù rằng trong dòng biến suy của lịch sử biết bao cuộc chiến trang tương tàn đã sảy ra. Phật viện Đồng Dương hiện nay đã không còn gì nguyên vẹn cho chúng ta nghiên cứu và chiêm ngưỡng. Sự xâm thực của thời gian thiên nhiên và bàn tay con người nhất là giai đoạn gây hấn chiến tranh với Mỹ – Nguỵ cùng những tận bom oanh tạc không thương tiếc đã đưa Phật viện chỉ còn lại những di tích hiếm hoi nay lại đi vào trạng thái hoang tàn thật sự. Khi tiến hành những chiến điền giả hay hành hương về thánh tích Phật giáo chúng tôi không thể bùi ngùi về một thời rực rỡ của trung tâm độc nhất vô nhị của Đông Nam Á nổi tiếng về tầm vóc đào tạo tăng tài cho khu vực lại đang bị xâm thực một cách mạnh mẽ như thế. Niềm an ủi còn lại của chúng tôi, những người con đang góp nhặt những gì còn lại của thế hệ cha ông đã dày công kíên tạo chỉ là những mảng điêu khắc phù điêu, tượng Phật, hộ pháp, hiện đang được lưu giữ ở cac bảo tàng QNĐN, bảo tàng lịch sử TPHCM và những trang khảo tả còn lưu lại của các nhà nghiên cứu người Pháp vào những thập niên của đầu thế kỉ XX.

Thông Thanh Khánh

Nguồn: Quangduc.com