Giác Ngộ Tĩnh Thức

Giác Ngộ Tĩnh Thức!

Một phương pháp thực hành mới có thể giúp các Phật tử đạt tới trạng thái giác ngộ tỉnh thức một cách tương đối.

Ed Halliwell , The Guardian, Saturday 26th June 2010

Tại Học viện Hoàng gia Nghệ thuật (RSA) Vương quốc Anh, một phương pháp thực hành có thể giúp Phật tử đạt được sự giác ngộ tỉnh thức tương đối trong xã hội, tập trung nghiên cứu chung quanh các tế bào thần kinh não và tâm lý học, tạm gọi là “cuộc cách mạng của sự tỉnh thức” vừa được nhà thần kinh học Matthew Taylor tuyên bố qua nhiều năm nghiên cứu.

Chứng cớ từ các cuộc thí nghiệm của ông Taylor, cho thấy rằng bộ não con người thường bị tác động dễ dàng bởi ngoại cảnh bên ngoài, vì thế nếu bằng một phương pháp nào đó con người có thể tập trung suy nghĩ của các tế bào não về một vấn đề, hoặc không để các yếu tố không cần thiết trong cuộc sống hàng ngày chi phối ảnh hưởng, con người sẽ có khả năng kiềm chế và khắc phục những ảnh hưởng của các tác động ngoại vi của môi trường chung quanh, để có thể đạt đến sự tập trung trí tuệ cao nhất.

Điếu này có lẽ không có gì xa lạ đối với Phật giáo, vốn là một giáo lý thực tế thực hành hàng ngày trong đời sống, nhằm đưa con người tránh những ưu tư phiền muộn, cũng như các loại cảm xúc của sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần.

Qua nhiều cuộc thực nghiệm của RSA, thì con người thường có những biểu lộ cảm xúc đau khổ, hành vi cử chỉ, nếu không kiểm soát được các tế bào thần kinh, cũng như sự tập trung suy nghĩ tư duy của bộ não.

Vì thế tương tự như thiền định trong Phật giáo, nếu con người tập trung tư duy, gạt bỏ những ảnh hưởng của ngoại cảnh, và áp dụng thực hành đều đặn mỗi ngày, thì trong một thời gian, bộ não và hệ thần kinh sẽ dần dần quen thuộc và tránh xa các tác động không tốt, ảnh hưởng đến sự suy nghĩ tư duy và hành động của con người.

Ngôn ngữ của khoa học thường dựa trên sự nghiên cứu thực nghiệm thực tế xảy ra trên bộ não, tế bào thần kinh, cử chỉ hành động của con người, trong công cuộc nghiên cứu “Giác Ngộ Tỉnh Thức” theo phương pháp hiện đại ngày nay.

Suốt hơn 2500 năm đến nay, Phật giáo đã ứng dụng phương pháp thiền định, để gạt bỏ những cảm xúc quá tiêu cực buồn chán, hoặc quá tích cực hăng say, nhằm dẫn dắt hành giả đến một tâm hồn an lạc thảnh thơi cân bằng trong xã hội. Một khi con người đã nhận biết và tránh xa được những tác động, hành vi, cử chỉ, suy nghĩ xấu xa, tranh cải vô ích, và có được một sự tỉnh thức, trạng thái quân bình của bộ não, thì chúng ta gọi là “Giác Ngộ Tỉnh Thức.”

Theo giáo sư tu sĩ Stephen Batchelor, thì Đức Phật truyền dạy giáo pháp không phải chỉ là những giáo lý đơn thuần cho một tôn giáo, mà quan trong hơn là nhằm giúp con người học hỏi và thực hành Phật pháp, như là một lối sống hoàn chỉnh trong cuộc đời.

Như ông Jack Kornfield – một Phật tử thuần thành – miêu tả, gần đây thế giới Tây phương bắt đầu quan tâm mạnh mẽ về đời sống tâm linh bên trong, phưong thức tự nhìn thấy mình, phản quan tự kỷ, là nguyên nhân chính yếu để dẫn dắt con người đến sự bình an hạnh phúc và an lạc.

Người Tây phương bắt đầu nghiên cứu và thực hành thiền định của Phật giáo càng ngày càng nhiều và phổ thông kể từ thế kỷ 20 và 21 gần đây.

Nhiều trường đại học, bệnh viện, giảng đường bắt đầu học hỏi và thực hành giáo pháp của Đúc Phật, trong các lãnh vực chữa bệnh, phát triển trí tuệ, và trong nhiều lãnh vực xã hội khác.

Nếu cái nhìn và giáo pháp của Đức Phật đã và đang tồn tại hơn 2500 năm qua, thì chắc chắn nó phải có cái lý và thực nghiệm thực tế mạnh mẽ, đã và đang được hàng trăm thế hệ chấp nhận, thực hành trong việc cải thiện đời sống tâm linh và vật chất, cũng như đương đầu với thực tế trong xã hội loài người xưa và nay.

Nguồn: http://www.guardian.co.uk/commentisfree/belief/2010/jun/26/buddhism-mindful